Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-28 16:39:49    
Chi Lê chú ý bồi dưỡng hứng thú văn thể cho học sinh trong giáo dục nhà trường

Xin Hua
Nếu nói hoạt động văn thể nhà trường trước đây thường chỉ dừng ở việc chạy nhảy, đánh bóng, thì hiện nay tại Chi Lê, các nhà trường đang khai thác toàn diện hứng thú của học sinh.

"Thời gian tốt đẹp nhất ở trường là giờ nghỉ giữa hai tiết học". Đây là cách nghĩ rất phổ biến trong học sinh, nó từ một khía cạnh khác nói lên học sinh không có hứng thú lắm trong giờ học như các thầy cô mong muốn. Nhưng nếu để các học sinh học một số môn chúng thích mà không cần phải kiểm tra, thì cảm giác sẽ khác hẳn. Đây là nguyên nhân hiện nay không ít trường học Chi Lê cải cách việc sắp xếp các môn học, đưa văn hoá phương đông, ngoại ngữ, cách diễn thuyết v,v vào giờ học.

Khai thác tiềm lực, bồi dưỡng năng lực trong giờ học vui vẻ thoải mái, đây mong muốn ban đầu khi mở nội dung học mới. Hiệu trưởng trường Đức DSC nói, ưu điểm của nội dung học mới là ở chỗ có thể tăng cường lòng tự tin của học sinh, dạy các em biết phân phối hợp lý thời gian, kích thích tiềm lực của các em trong lúc thi.

Để các em có thể tham gia tập luyện thể thao ngoài giờ học, trường Liên đoàn Pháp tại thành phố Osomo đã mở môn học trượt tuyết tại doanh trại ở miền núi. Trường Granhe v,v ở thành phố Can-ti-a-gô, không những có các môn thể thao truyền thống như khúc côn cầu, bóng bầu dục, bóng chuyền, các em học sinh còn có thể chọn học các môn thuật cưỡi ngựa, bóng gôn, leo vách, tai-cun-đô, thái cực quyền, thậm chí còn có môn đấu kiếm và giu-đô thời trung thế kỷ. Tại trường Xan Gioóc-giơ ở vùng thủ đô Xan-ti-a-gô, học sinh có thể tiếp xúc với các loại văn hoá khác nhau trong giờ học, vì ở đây có mở các môn múa Ca-pu-ê-la, múa Phra-men-gô, múa A-rập, còn có Yoga và thái cực quyền.

Các trường kể trên không những muốn bồi dưỡng hứng thú cho các em học sinh về mặt thể thao. Trường Xan Gioóc-giơ đã mở các môn sinh vật học hải dương, Triết học, diễn thuyết và biện luận cùng văn tự, điện ảnh v,v. Trường Granhe còn mở các môn tranh châm điếm Nhật, báo chí và nhiếp ảnh theo hứng thú của học sinh. Trên bảng các môn học của Học viện Xan-ti-a-gô chúng tôi thấy nội dung các môn học dàn dựng phim, tiếng Pháp, tiếng Hán, nhạc gõ.

Song, cũng không phải em nào cũng có tư cách tham gia các môn học này. Một người phụ trách hữu quan nói: "Thành tích các môn học bình thường của các em rất quan trọng, chúng tôi sẽ căn cứ theo đó để quyết định em nào có tư cách tham gia những hoaṭ động nào." .