Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-27 20:11:14    
Quảng Tây, vũ đài thần kỳ

cri

Tác giả : Ninh Hoài Long

Rất nhiều người Việt Nam cùng lứa tuổi tôi, có tình cảm đặc biệt đối với Trung Quốc nói chung và đối với Quảng Tây nói riêng, tôi là một trong số đó.

Vào thập niên 60 của thế kỷ 20, do công việc tôi đã có dịp đến cửa khẩu Đông Hưng Quảng Tây đón tiếp đoàn Việt Kịch tỉnh Triết Giang Trung Quốc đến các nơi Việt Nam biểu diễn, cuối cùng đoàn đã biểu diễn cho thủ tướng Phạm Văn Đồng tại rạp hát Hồng Hà Hà Nội. Đây là ̣ từng trải khó quên trong cuộc đời làm công tác biên kic̣h và đạo diễn sân khấu của tôi. Tôi nằm mơ cũng không thể ngờ rằng, sau khi nghỉ hưu được hai năm, tháng 3 năm nay, tôi được Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc mời đến Quảng Tây nhận giải thưởng của cuộc thi "Quảng Tây tươi đẹp thần kỳ" và thăm quan du lịch.

Hôm thăm lại cửa khẩu Đông Hưng, quang cảnh trước mắt tôi đã khác hẳn so với 40 năm trước. Dưới nắng xuân rạng rỡ, rất nhiều tàu bè đang chờ bốc rỡ hàng hóa trên dòng sông Bắc Luân êm ả, các cửa hàng, từng nhà tầng mọc lên san sát trên thị trấn Đông Hưng, hàng hóa tràn trề, rất nhiều hàng hóa Việt Nam cũng được bày bán trên các quầy hàng. Qua đó có thể thấy, mậu dịch biên giới của hai nước Việt Trung sôi động như thế nào rồi, đây là cảnh mà cách đây 40 năm chưa hề co.

Ai cũng biết rằng, thập niên 60 của thế kỷ 20, là những năm tháng hết sức gian khổ của Việt Nam. Hàng hóa khan hiếm, đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân rất đơn điệu khôn khan, ngay cả chiếc đài bán dẫn cũng khó mà có được. Hồi đó tôi đang lên học ở Hà Nội, cũng như rất nhiều người Hà Nội, cứ tối đến là chúng tôi thường ra cột đèn ở đầu đường để nghe loa phóng thanh phát chương trình phát thanh của đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc mà hồi đó gọi là Đài phát thanh Bắc Kinh do Đài tiếng nói Việt Nam tiếp âm. Thế là từ đó tôi đã gắn bó với quý đài đến nay suốt hơn 40 năm.

Ở trong nước, tôi thường đón nghe Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc, xem báo chí, thu thập những tài liệu liên quan đến các lĩnh vực văn hóa kinh tế của Trung Quốc, sau đó biên tập lại rồi đăng trên "Báo Nam Định" và các báo chí khác ở Việt Nam. Thế nhưng, trăm nghe không bằng một thấy, lần này tôi được mời đến Quảng Tây núi sông liền một dải với Việt Nam, mắt thấy tai nghe những đổi thay to lớn ngoài sự tưởng tượng của Quảng Tây, trong lòng không nén được nỗi vui mừng và xúc động.

Non xanh nước biếc của Quảng Tây đẹp như tranh, rất nhiều người ca ngợi Quảng Tây từ góc độ khác nhau, nhưng trong tâm trí tôi, chỉ có thể mô tả bằng thơ bằng thơ bằnh họa.

Trong cả chyến thăm này, tôi phát hiện, mô hình phát triển cuả Quảng Tây được kết hợp hài hòa giữa hiện đại và dân tộc. Đêm 18 tháng 3 là một đêm khó quên nhất trong đời tôi. Văn phòng báo chí Quảng Tây và Đài truyền hình Quảng Tây đã tổ chức buổi lễ trao giải thưởng cho thính giả Đông Nam Á đoạt giải đặc biệt chúng tôi. Tôi phát hiện, trang trí mỹ thuật sân khấu cũng như những tiết mục biểu diễn của buổi lễ trao giải thưởng nổi bật phong cách giữa dân tộc và hiện đại. Phần lớn là những tiết mục ca múa dân tộc, các diễn viên đều vận những bộ trang phục biểu diễn dân tộc rất đẹp, rất hấp dẫn. Chương trình biểu diễn rất hay, hết sức thu hút khán giả. Là người làm công tác nghệ thuật sân khấu dân tộc nhiều năm, tôi rất tâm đắc với câu "Càng là của dân tộc mới càng là của thế giới". Khi ở trong nước, tôi thường bận với công việc trên sân khấu, cũng nhiều lần đứng trên sân khấu nhận giải thưởng. Song, đứng trên sân khấu nước bạn lần này, tôi cảm thấy ý nghĩa khác thường. Tôi hết sức xúc động khi đứng trên sân khấu trường quay đài truyền hình Quảng Tây nhận giải thưởng. Dưới ánh đèn màu nhấp nháy, trước đông đảo khán giả truyền hình Quảng Tây, môṭ nữ sinh học viện dân tộc Quảng tây đã phỏng vấn tôi bằng tiếng Việt Nam. Qua giới thiệu, tôi được biết, Quảng Tây còn là cơ sở đào tạo ngôn ngữ các nước Đông Nam Á. Là nơi cố định tổ chức hội chợ Trung Quốc –Asean, là hành lang của Trung Quốc đi ra bán đảo Trung Nam, Quảng Tây đang trở thành cửa ngõ để các nước Đông Nam Á đến với Trung Quốc, bởi vậy Quảng Tây trong khi dốc sức lợi dụng nguồn tài nguyên du lịch phong phú , vị trí địa lý ưu việt cũng như nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển mạnh, còn chú trọng việc đào tạo nguồn nhân tài để phù hợp nhu cầu của phát triển. Tất cả những thứ đó đã thể hiện các vị lãnh đạo Quảng Tây có tầm mắt nhìn xa, có ý thức mở cửa đối ngoại rất mạnh, thật đáng để kính phục.

Trong chuyến thăm Quảng Tây lần này, còn có một sân khấu khổng lồ khác thường đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, đó là sân khấu biểu diễn ca kịch thực cảnh mang tựa đề "Ấn tượng chị Ba Lưu". Đây là một sân khấu rộng hàng 2 Km vuông được dựng lên ngay trên dòng sông Ly, tôi đã đếm, có 12 núi hình dáng cao thấp khác nhau làm phông sân khấu, đây là sân khấu nước non lớn nhất trên thế giới hiện nay, là sân khấu nghệ thuật ánh sáng quy mô nhất và khói mù độc đáo nhất của Trung Quốc, khiến công chúng hết sức kinh ngạc, thật là vĩ đại. Tôi đã chú ý đến, cả buổi biểu diễn đã để lại ấn tượng trong công chúng là những bài sơn ca kinh điển về "Chị Ba Lưu", kết hợp với quang cảnh đời sống của bà con dân tộc, cảnh đèn đuốc đánh cá trên dòng sông Ly, tất cả những thứ đó đều hoà vào cảnh non nước thiên nhiên một cách khéo léo, tạo nên một khung cảnh "thiên nhân hợp nhất". Gần 1000 diễn viên đều là bà con địa phương sinh sống ở những thôn làng xung quanh, họ vừa biểu viễn, đồng thời cũng vừa thể hiện quang cảnh sinh họat của người dân sông Ly. Đã thể hiện tinh thần hợp tác hài hòa chặt chẽ giữa các diễn viên với các nhà biên đạo của chương trình sân khấu khổng lồ này. Ngoài khâm phục ra, tôi hết sức khâm phục trí tuệ sáng tác mới mẻ độc đáo của các nhà biên đạo sân khấu Quảng Tây, mục đích của họ là để kế thừa và quảng bá nền nghệ thuật dân tộc Quảng Tây, lợi dụng đầy đủ điều kiện thiên nhiên độc đáo, lấy nền văn hóa nghệ thuật dân tộc làm vật chở, với biện pháp khoa học hiện đại, đưa Quảng Tây đi ra thế giới, hướng tới tương lai.

Trong chuyến thăm Quảng Tây lần này, đoàn thính giả Đông Nam Á chúng tôi đã đi rất nihều nơi, ngắm rất nhiều cảnh đẹp, cảm nhận lòng nhiệt tình của đông đảo bà con Quảng Tây. Tuy tôi đã nghỉ hưu, nhưng ngòi bút của tôi chưa hề gián đoạn, sau khi về nước, tôi sẽ viết những những điều tai nghe mắt thấy, những cảm nhận của mình đối với Quảng Tây rồi đăng trên "Báo Nam Định" để giới thiệu cho nhiều độc giả cùng biết, đồng thời tôi còn sẽ giới thiệu trên đài phát thanh tỉnh Nam Định cho các thính giả Việt Nam cùng biết. Tôi mong có càng nhiều tác giả, phóng viên đến thăm Quảng Tây, đến cảm nhận Quảng Tây "tươi đẹp thần kỳ" như thế nào, như vậy mới có thể giới thiệu cho công chúng Việt Nam về Quảng Tây, về Trung Quốc một cách càng sinh động, đồng thời giới thiệu Việt Nam cho Quảng Tây nói riêng và Trung Quốc chung, góp phần vào sự giao lưu văn hóa, kinh tế thương mại cũng như hợp tác giữa hai nước Việt Trung trong đó có Quảng Tây.

                                                                                  --Tháng 3 năm 2005 tại Quảng Tây Trung Quốc