Đội Mỹ vẫn chiếm ưu thế trong các môn điền kinh nam tại thế vận hội lần này, họ đoạt được 14 huy chương vàng trong số 24 nội dung thi đấu điền kinh. Chiếm ưu thế tuyệt đối trong các môn chạy cự ly ngắn, nhảy cao nhảy xa, đẩy ném, nhiều lần lập kỷ lục thế giới.
Vận động viên Bra-xin Đa-xin-va đoạt tấm huy chương vàng đầu tiên trong môn nhảy 3 nước cho Bra-xin, thành tích xuất sắc hai lần đạt trên 16 mét, đều lập kỷ lục thế giới. Đa-xin-va là vận động viên Nam Mỹ đầu tiên lập kỷ lục thế giới trong môn điền kinh. Từ năm 1950-1955, anh 5 lần phá và ngang bằng kỷ lục thế giới môn nhảy 3 bước. Năm 1956 anh lại đoạt huy chương vàng môn này tại thế vận hội. Sau anh trở thành luật gia và diễn viên khá nổi tiếng.
Đội Ô-xtrây-li-a giành được thành tích hơn bao giờ hết trong môn điền kinh nữ tại thế vận hội lần này, đoạt được huy chương vàng trong các nội dung chạy cự ly ngắn và vượt rào, Giắc-xơn hai lần đoạt huy chương vàng trong nội dung chạy 100m và 200m, lập kỷ lục thế giới về chạy 200m với thành tích 23 giây 6 và 23 giây 4. Đồng đội của chí Đê-la-hen-ti cũng đoạt huy chương vàng và lập kỷ lục thế giới trong nội dung chạy vượt rào 80 mét với thành tích 10 giây 9, bốn năm sau chị lại đoạt huy chương vàng ở nội dung này.
Các nữ vận động viên Liên Xô lần đầu tiên tham gia thế vận hội đã thể hiện thành tích xuất sắc, cả thảy đoạt được 24 huy chương vàng. Ngày 20-7, Ni-na đoạt huy chương vàng môn ném đĩa, trở thành nhà vô địch thế vận hội đầu tiên của Liên Xô. Chị từng 8 lần đoạt chức vô địch trong các giải thi đấu trong nước. Nhưng tại thế vận hội Men-bơn 4 năm sau chị chỉ giành được huy chương đồng.
Điều vui mừng là tại thế vận hội Rô-ma 4 năm sau đó chị lại đoạt huy chương vàng. Một nữ vận động viên Liên Xô khác là Ga-rin cũng đoạt huy chương vàng và là vận động viên nổi tiếng trong thập niên 50. Ngày 26-7, chỉ đã lập kỷ lục thế giới đầu tiên trong môn đẩy tạ với thành tích 15,28m trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt. Sau đó chị luôn giữ ưu thế trong môn này, từng 8 lần lập kỷ lục thế giới. Năm 1956 trước ngày khai mạc thế vận hội, chị lại lần cuối cùng lập kỷ lục thế giới với thành tích 16,76m.
Mười một nội dung trong môn bơi lội của nam và nữ đều lập kỷ lục mới tại thế vận hội lần này. Các vận động viên nam của Nhật từng xưng hùng tại thế vận hội 1932 và 1936 đã mất ưu thế tại thế vận hội lần này, chỉ giành được 3 huy chương bạc. Đội Mỹ không như thế vận hội lần trước đoạt toàn bộ huy chương vàng trong môn bơi lội của nam mà chỉ đoạt được 4 trong 6 huy chương vàng tại thế vận hội lần này.
|