Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-26 21:14:36    
Dân tộc Thủy

Xin Hua
Dân tộc Thủy hiện có 345 nghìn 993 dân, chủ yếu cư trú ở tỉnh Quý Châu, số ít đồng bào phân tán cư trú ở miền tây Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.

Đồng bào dân tộc Thủy chủ yếu làm nông nghiệp, lấy trồng lúa nước là chính.

Tổ tiên của dân tộc Thủy là một chi của "Bách Việt" cổ đại. Thời nhà Đường nhà Tống, dân tộc Thủy cùng dân tộc Choang và dân tộc Động được gọi chung là "dân tộc Liêu". Tên dân tộc Thủy sớm nhất được ghi trong sử sách nhà Minh. Thời nhà Thanh, họ được gọi là "Thủy Gia Miêu", "Thủy Gia" v,v. Sau khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, họ chính thức được đặt tên dân tộc Thủy.

Tiếng dân tộc Thủy thuộc nhóm tiếng dân tộc Thủy nhánh tiếng dân tộc Choang dân tộc Động ngữ hệ Hán-Tạng. Ông cha dân tộc Thủy từng sáng tạo chữ viết của mình, được gọi là "Thủy Thư", "Thủy Thư" có hình dáng giống chữ thời cổ khắc trên mai rùa và xương thú và chữ thời cổ khắc trên đồ đồng, nhưng "Thủy Thư" chỉ có hơn 400 từ đơn, và chủ yếu dùng trong hoạt động phép phù thủy. Dân tộc Thủy có lịch pháp của riêng mình, lịch pháp của dân tộc Thủy cơ bản nhất trí với âm lịch, nhưng lịch pháp dân tộc Thủy coi tháng 8 âm lịch là cuối năm, tháng 9 là đầu năm. Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 âm lịch có 4 ngày hợi, là thời gian các bản làng dân tộc Thủy luân phiên ăn tết. Đồng bào dân tộc Thủy gọi tết Nguyên Đán là "Tá Đoan", hoạt động mừng năm hết sức sôi nổi, náo nhiệt. Lúc đó, họ khua chiêng gõ trống, thổi khèn, và tổ chức các hoạt động giải trí như đua ngựa, hát mua v,v.

Trang phục phụ nữ truyền thống:

Từ thập niên 40 thế kỷ 20, trang phục đàn ông dân tộc Thủy đã không có sự khác biệt lớn với trang phục dân tộc Hán, nhưng cho đến nay, trang phục phụ nữ dân tộc Thủy vẫn giữ đặc trưng dân tộc rõ nét. Vải do phụ nữ dân tộc Thủy dệt lấy chất sợi mịn, đồng đều, nhuộm màu xanh, màu lam, màu xanh lá cây, không phai màu. Vải dân tộc Thủy nổi tiếng khắp nơi từ hàng trăm năm nay. Tương truyền công nghệ in nhuộm tranh sữa đậu nành do dân tộc Thủy sáng tạo đã có hơn 700 năm lịch sử, hàng in nhuộm của họ rất được quần chúng yêu thích.

Trang phục phụ nữ dân tộc Thủy phần lớn may bằng vải dân tộc Thủy dệt lấy, có áo ngắn áo dài không cổ. Áo dài quá đầu gối, thông thường không viền đăng-ten. Trang phục ngày lễ và trang phục lễ cưới thì khác hẳn trang phục ngày thường. Trang phục cô dâu viền đăng-ten trên vai, cổ tay và chỗ đầu gối quần, khăn quấn đầu có đồ án nhiều màu. Cô dâu đội mũ bạc, đeo kiềng bạc, vòng tay bạc, hoa tai bạc, đi giầy thêu hoa. Cô dâu dân tộc Thủy được tô điểm duyên dáng xinh xắn.

Phong tục cưới xin:

Phong tục cưới xin của dân tộc Thủy vẫn giữ được màu sắc truyền thống, coi trọng mai mối và tổ chức lễ cưới chính thức. Thanh niên nam nữ có thể thông qua hoạt động hát đối tổ chức vào ngày lễ tết và phiên chợ để làm quen nhau, tìm hiểu nhau. Hai người tự do tìm hiểu và yêu nhau rồi phải mời người làm mối và tổ chức lễ cưới chính thức, nếu không sẽ bị coi là không phù hợp phong tục và bị kỳ thị. Sau khi thanh niên nam nữ yêu nhau, họ phải nhờ người bảo cho phụ huynh biết. Nếu phụ huynh đồng ý, nhà trai sẽ mời người làm mối đến nhà gái vấn danh, ăn hỏi, chọn ngày cưới, và cho người đưa lợn con đến nhà gái làm tiệc nhỏ. Lúc chính thức đón dâu, nhà trai cho người đưa lợn lớn đến nhà gái làm tiệc lớn. Trên tiệc cưới phải hát bài chúc rượu, bà chủ hát một bài, khách phải uống một chén rượu, lấy say rượu thể hiện nhiệt tình của chủ nhà. Nói chung cô dâu ra khỏi nhà mẹ đẻ vào buổi trưa, 6, 7 giờ tối đến nhà chồng, không đến giờ phút tốt lành, cô dâu không được vào nhà. Người thân nhà trai phải ra khỏi nhà trước khi cô dâu đến, sau khi cô dâu vào nhà, họ mới được về. Đêm tân hôn, cô dâu cùng phù dâu ngủ một phòng, hôm sau cô dâu về nhà mẹ đẻ. Sau ngày cưới, chú rể đến nhà bố mẹ vợ xin cô dâu về, chính thức trở thành vợ chồng. Trên đường về nhà trai, rất kỵ sét đánh, thời tiết thay đổi, cho nên họ thường tổ chức đám cưới vào mùa thu và mùa đông.