Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-25 17:27:52    
Dân tộc Mèo dùng khèn và trang phục màu làm đẹp cuộc sống

cri

Nghe Online

Tỉnh Quý Châu, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây và tỉnh Vân Nam ở miền tây nam Trung Quốc là khu vực tập trung cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc Mèo. Ở đó có núi xanh nước biếc, phong cảnh tươi đẹp, tiếng khèn và trang phục dân tộc nhiều màu sắc của đồng bào dân tộc Mèo ở đó khiến du khách quyến luyến không muốn rời đi.

Ở bản làng dân tộc Mèo, mỗi khi các chàng trai thổi khèn, tiếng khèn du dương vang lên, các cô gái thường bắt đầu điệu múa uyển chuyển, thế là niềm vui và nỗi buồn của đồng bào dân tộc Mèo được phóng thích qua tiếng khèn.

Khèn là một loại nhạc cụ chế tạo bằng ống tre và lưỡi gà, nhiều dân tộc thiểu số ở miền nam Trung Quốc đều thích thổi khèn. Nhưng, so với các dân tộc khác, dân tộc Mèo có những quy định nghiêm ngặt về thời gian thổi khèn. Cụ Đường Phi, nghệ sĩ khèn dân tộc Mèo giới thiệu rằng:

"Chúng tôi có quy định về thời gian thổi khèn, đó là sau vụ gặt vụ mùa vào trung tuần tháng 11 và ngày lễ tết. Theo tập tục, tháng 5 trở đi không được thổi, vì sợ thổi bay mạ mới cày, lúa sinh trưởng không tốt."

Vì vậy, ở bản làng dân tộc Mèo, mỗi khi tiếng khèn vang lên, người lớn và trẻ em vây thành một vòng tròn, nhảy theo người thổi khèn. Vào ngày lễ long trọng, thường có hàng chục thậm chí hàng trăm người thổi khèn, tiếng nhạc vang dội, người múa đông nghịt, quang cảnh hết sức tráng lệ. Vào tết Bạch Điểu Y—ngày tết truyền thống của dân tộc Mèo, sẽ có cảnh biểu diễn khèn như vậy.

Tết Bạch Điểu Y là tết đồng bào dân tộc Mèo vui chơi thoả thích, thông thường tổ chức vào mùa xuân. Khi đó, đồng bào dân tộc Mèo cả nam lẫn nữ trong bộ quần áo đẹp lũ lượt kéo đến sườn núi, chàng trai mặc áo màu đen cầm khèn trong tay, phấn khởi trình tấu khúc nhạc du dương, hứng lên thì làm động tác xoay tròn và nhảy nhót theo nhịp âm nhạc. Cô gái mặc áo màu thêu hoa múa vui vẻ. Theo động tác múa, các loại đồ trang sức bạc trên đầu va chạm phát ra tiếng trong trẻo, và dây màu trên tà váy cũng bay theo nhịp múa. Sân nhảy náo nhiệt như một hội trưng bày trang phục long trọng.

Trang phục dân tộc Mèo nổi tiếng bởi màu sắc rực rỡ, kiểu cách đa dạng. Ngày tết của dân tộc Mèo cũng tạo cơ hội cho cô gái thể hiện tay nghề và trang phục của mình. Chị Vi Yến Yến dân tộc Mèo có sự hiểu biết về trang phục dân tộc Mèo khá sâu sắc cho biết:

"Trang phục của dân tộc Mèo có thể coi như là một bộ sử sách mặc trên người, vì dân tộc Mèo chúng tôi là một dân tộc từ phương xa di chuyển đến đây. Trong quá trình di chuyển đến miền nam, phụ nữ dùng kim chỉ thêu lịch sử trên trang phục, mang đến nơi xa xôi hẻo lánh. Chúng tôi đi đến đâu, mang văn hóa của mình đến đó."

Đồng bào dân tộc Mèo sùng bái tự nhiên, thêu các đồ án chim, bướm, bò, rồng, núi, sông và cây lên trang phục, và coi những đồ án này tượng trưng cho cái tốt lành và đẹp đẽ. Trang phục dân tộc Mèo thường lấy màu tím và màu xanh da trời làm nền, và váy là trang phục thể hiện đặc sắc dân tộc rõ nét nhất. Đồng bào dùng dây màu đỏ, màu xanh da trời, màu tím may thành tà váy. Trên tà váy còn treo xen kẽ nhiều quả bóng nhung màu trắng tượng trưng lông chim. Đồ trang sức trên đầu cô gái cũng rất đặc sắc, trên mũ màu trắng cài nhiều đồ trang sức hình lông chim màu đỏ và màu xanh da trời. Đội mũ như thế, cô gái dân tộc Mèo trông càng duyên dáng xinh xắn.

Có người nói, dân tộc Mèo quanh năm đều có lễ tết. Câu nói này có lẽ hơi khoa trương. Nhưng nếu bạn đến bản làng dân tộc Mèo du lịch, bạn sẽ nghe thấy tiếng khèn du dương, nhìn thấy trang phục và đồ trang sức bằng bạc đa dạng, cảm thụ niềm vui mừng của ngày tết. Ông Vi Minh Sơn, Chủ tịch huyện tự trị dân tộc Mèo Dung Thủy Quảng Tây giới thiệu rằng:

"Huyện tự trị dân tộc Mèo Dung Thủy từ lâu đã có tiếng là 'xã trăm tết', quanh năm 4 mùa đều có ngày lễ tết thể hiện phong tình dân tộc đặc sắc, chẳng hạn chọi ngựa, thổi khèn v,v."

Huyện Dung Thủy là một huyện tự trị dân tộc Mèo nằm ở vùng núi miền bắc Quảng Tây, đặc sắc dân tộc Mèo cổ xưa được bảo tồn hoàn hảo ở đó. Ở huyện Dung Thủy, chúng ta có thể nghe thấy tiếng khèn mang đậm đặc sắc dân tộc Mèo, có thể nhìn thấy trang phục thêu hoa tinh xảo và đồ trang sức bằng bạc tuyệt đẹp.

Phong tình dân tộc muôn màu muôn vẻ, phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của địa phương, đã thu hút hàng loạt du khách. Ngành du lịch được phát triển làm cho phương thức sống của dân tộc Mèo thay đổi nhiều. Ví dụ, trước kia đồ trang sức bằng bạc tượng trưng cho của cải, hiện nay đã trở thành đồ trang sức bình thường nhất của các cô gái. Trước kia biểu diễn khèn và múa chỉ tổ chức vào ngày lễ tết long trọng, nhưng hiện nay đã trở thành phương thức đồng bào dân tộc Mèo tiếp đón du khách, thể hiện lòng nhiệt tình của đồng bào. Đồng thời, những bức tranh thêu đẹp do phụ nữ dân tộc Mèo thêu lúc nhàn rỗi, những đồ trang sức bằng bạc do thợ đánh bạc ở bản làng làm ra, trở thành đồ lưu niệm được du khách ưa thích. Du khách đến đây không những mang lại cơ hội tăng thu nhập cho đồng bào dân tộc Mèo, mà còn hiểu biết thêm văn hóa dân tộc Mèo.