Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-25 14:06:48    
Kỷ niệm hội nghị Băng-đung nêu bật tinh thần Băng -đung

Xin Hua
Cách đây 50 năm , trong tình hình các nước đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc , giữ gìn độc lập , chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ , đoàn đại biểu của 29 nước và khu vực Á Phi đã triệu tập hội nghị Á Phi tại Băng-đung In-đô-nê-xi-a . Hội nghị đã nêu ra 10 nguyên tắc , được khái quát là tinh thần Băng-đung ' đoàn kết , bình đẳng , hợp tác '. 50 năm sau , nhà lãnh đạo hoặc đại biểu của hơn 100 nước và khu vực Á Phi một lần nữa sum họp tại Băng-đung , kỷ niệm hội nghị Băng-đung , cùng bàn về hòa bình và phát triển , điều này tỏ rõ tinh thần Băng-đung vẫn dạt dào sức sống lớn mạnh trong thời đại hiện nay .

Lịch sử và hiện thực chứng minh rằng , nguyên tắc về quan hệ quốc tế theo sáng kiến của hội nghị Băng-đung không bị chế ước bởi sự chênh lệch về chế độ xã hội , hình thái ý thức , truyền thống văn hóa và tôn giáo , mà còn chỉ đạo việc thiết lập quan hệ tin cậy và hợp tác lẫn nhau ,có lợi cho giải quyết sự tranh chấp giữa các nước cũng như giữ gìn hòa bình thế giới và xúc tiến sự phát triển chung .

Tinh hoa của nguyên tắc quan hệ quốc tế theo sáng kiến của hội nghị Băng-đung là sự bình đẳng chủ quyền giữa các nước , hội nghị Băng-đung chủ trương ' tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước ', 'công nhận sự bình đẳng của tất cả mọi chủng tộc , của tất cả các nước lớn và nhỏ . Sự thật chứng tỏ , chỉ có tôn trọng quyền tự lựa chọn con đường phát triển của các nước , chiếu cố và giữ gìn quyền lợi hợp pháp của những nước nhỏ , nước nghèo và nước yếu , thì việc triển khai hợp tác cùng có lợi giữa các nước mới có cơ sở , hòa bình và phát triển của thế giới mới được đảm bảo , đó cũng là nguyên nhân quan trọng khiến tinh thần Băng-đung vốn có lịch sử lâu đời lại toát lên sức sống mới .

Nguyên tắc về quan hệ quốc tế của hội nghị Băng-đung đã trở thành nguyên tắc quan trọng của các nước đang phát triển trong việc phản đối can thiệp của bên ngoài và giữ gìn lợi ích của nước mình . Thế giới đang phát triển theo hướng đa cực hóa , song chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền lại ngóc đầu dậy với hình thức mới sau chiến tranh lạnh , làn sóng khiêu khích và phủ nhận chủ quyền Nhà nước lại nổi dậy . Một số ít nước thực thi chủ nghĩa đơn cực , can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác , thậm chí phát động chiến tranh nhằm lật đổ chính quyền của nước khác . Trong tình hình này , chủ trương và nêu bật tinh thần Băng-đung có ý nghĩa hiện thực quan trọng .

Trong lĩnh vực kinh tế , tiếng nói yêu cầu xây dựng trật tự mới công bằng ,hợp lý và bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển ngày càng lên cao . Trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế , mối liên hệ và nương tựa nhau giữa các nước ngày càng gắn bó , trật tự kinh tế mới yêu cầu các nước tôn trọng lẫn nhau chủ quyền kinh tế , cạnh tranh bình đẳng , cùng có lợi , giải quyết những vấn đề và cọ xát xuất hiện trong giao lưu kinh tế thương mại qua phương thức đối thoại và hợp tác . Vì vậy , tinh thần Băng-đung vẫn có ý nghĩa tích cực đối với việc thiết lập trật tự kinh tế quốc tế mới .

Tinh thần Băng-đung còn có lợi cho giữ gìn tính đa dạng của nền văn minh thế giới . Tính đa dạng của văn hóa xã hội là nguồn động lực quan trọng thúc đẩy tiến bộ của nền văn minh thế giới . Song một số nước thì gán ép chế độ xã hội , quan niệm nhân quyền , tiêu chuẩn giá trị , mô thức phát triển của họ cho nước khác , không còn nghi ngờ gì nữa đó là sự cản trở đối với tiến bộ của nền văn minh thế giới . Chủ trương tôn trọng lẫn nhau , cư xử hòa mục , tìm điểm giống nhau , gác lại sự bất đồng , bao dung lẫn nhau sẽ tạo môi trường phát triển tốt đẹp cho các nền văn minh khác nhau cùng tồn tại một cách hài hòa .

Trong tình hình mới , đông đảo các nước đang phát triển nhận thức rằng , họ cần phải tăng cường hợp tác và phối hợp hơn bao giờ hết , góp phần nhằm xây dựng thế giới hòa bình và ổn định . Tinh thần Băng-đung đã trở thành nguồn động lực thúc đẩy khối đoàn kết và hợp tác giữa các nước đang phát triển .