Nghe Online
Giải thưởng văn học Mao Thuẫn do Hội nhà văn Trung Quốc tổ chức , bằng số tiền quyên góp 250 nghìn nhân dân tệ của ông Mao Thuẫn vào năm 1981 theo nguyện vọng của ông . Lúc đó mời ông Ba Kim làm chủ nhiệm Ban giám khảo . Giải thưởng này nhằm giới thiệu và khen thưởng nhà văn viết tiểu thuyết và tác phẩm của họ , là giải thưởng văn học có uy tín nhất ở Trung Quốc hiện nay .
Trong cuộc bình chọn năm nay, có năm cuốn tiểu thuyết giành được giải thưởng , đó là : "Trương Cư Chính "của Hùng Triệu Chính ; "Vô Tự" của Trương Khiết ; "Bầu trời lịch sử"của Từ Qúy Tường ; "Thời đại Anh Hùng"của Liễu Kiện Vĩ và "Đông Tạng Ký"của Tôn Phác .
Nhìn chung , 5 bộ tiểu thuyết được giải năm nay đều có đặc điểm riêng . Nhưng từ sơ khảo đến chung khảo , tiểu thuyết "Trương Cư Chính"luôn luôn đứng đầu , giành được giải thưởng mà không có sự nghi ngờ gì . Tác phẩm này gồm 4 tập, 1,5 triệu chữ , nhưng khi đọc , không gây cảm giác rượm rà , độc giả cảm thấy nhà văn rất am hiểu chế độ quan lại và điển chương cổ đại Trung Quốc . Tài sử dụng ngôn ngữ thuần thục , mô tả đời sống xã hội dưới ngọi bút hết sức sống động , khiến độc giả không khỏi thán phục hết lời .
Tiểu thuyết mô tả ông Trương Cư Chính đời Vạn lịch nhà Minh kiên quyết thi hành cải cách , vì thế mà lưu danh sử xanh. Ông chỉnh đốn chế độ quan lại , chấn chỉnh giáo dục , cải cách chế độ thuế khoá , làm cho đời Vạn Lịch trở thành thời kỳ giầu mạnh nhất trong thời nhà Minh . Sau khi ông cúc cung tận tụy vì nước , lại bị thanh trừ một cách tàn nhẫn và mang lại thảm họa to lớn cho người nhà , bạn bè cũng như đồng sự của ông .
Sau khi biết tin giành được giải thưởng , tác giả cuốn tiểu thuyết này Hùng Triệu Chính nói : dù môi trường sinh tồn của văn học thay đổi như thế nào , nhà văn cũng không được mất đi ý thức lo âu và tôn nghiêm . Nếu độc giả thông qua tác phẩm của nhà văn yêu Tổ quốc , kính nể tài hiều dân tộc , cảm nhận đời sống sát thực và có được cảm nghĩ sâu sắc , thì nhà văn này rất hạnh phúc . Nhà văn tôn trọng văn học , độc giả sẽ tôn trọng nhà văn .
Trong 5 nhà văn giành được giải thưởng lần này , nữ nhà văn Trương Khiết lần thứ hai đoạt giải . Bà Trương Khiết tốt nghiệp Trường Đại học nhân dân Trung Quốc năm 1960 , bắt đầu sáng tác văn học năm 1978 , là nhà văn cấp một quốc gia và được Quốc vụ viện trao tặng danh hiệu nhà văn có đóng góp đặc biệt , nhà văn duy nhất từ trước đến nay giành được ba giải thưởng cấp quốc gia về truyện ngắn , truyện vừa và tiểu thuyết . Năm 1985 , bà lần đầu tiên giành được giải thưởng văn học Mao Thuẫn với cuốn tiểu thuyết " Đôi cánh nặng nề ".
Cuốn tiểu thuyết "Đôi cánh nặng nề" lấy cuộc đấu tranh gây gắt giữa bộ trưởng và thứ trưởng Bộ công nghiệp nặng xoay quanh cuộc cải cách chế độ quản lý kinh tế những năm 70-80 thế kỷ trước làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt , phản ánh công cuộc chỉnh đốn và cải cách ban lãnh đạo Bộ , Nhà máy sản xuất xe hơi Thự Quang thuộc Bộ cũng như các đơn vị cơ sở , đề cập tới những vấn đề về thế giới quan và phương pháp luận của các nhân vật , quan hệ chính trị giữa các nhân vật , vấn đề hôn nhân gia đình , chính trị , kinh tế , triết học , luân lý học , phong tục học , văn học nghệ thuật v v...
Với bút pháp sắc bén mạnh dạn , tác giả miêu tả trực tiếp những sự kiện chính trị to lớn . Trong khi xen kẽ miêu tả xã hội , gia đình , hiện thực và lịch sử ,vẽ nên diện mạo độc đáo của thời kỳ xã hội có biến đổi lớn . Sau khi xuất bản , lập tức đã gây xôn xao mạnh mẽ dư luận làng văn học Trung Quốc cũng như đông đảo độc giả .
Lần này , bà Trương Khiết lần thứ hai giành được Giải thưởng văn học Mao Thuẫn với tiểu thuyết Vô Tự . Cuốn tiểu thuyết này lấy cuộc đời nhà văn nữ Ngô Vi làm dòng chính , kể lại câu chuyện hôn nhân của mấy thế hệ phụ nữ gia tộc Ngô Vi , mô tả cuộc đời gian chuân của các hạng người trong xã hội có biến đổi lớn , cuộc cải cách lớn , tái hiện xã hội Trung Quốc trong 100 năm qua , ghi lại và nhìn nhận Trung Quốc trong thế kỷ 20 một cách sắc xảo , mô tả một thời đại không thể kể hết được .
Ban giám khảo cho rằng , cuốn tiểu thuyết này thông qua những con người và sự việc bình thường phản ánh sự biến đổi của xã hội , lấy số phận của 3 phụ nữ làm dòng chính , có bối cảnh rộng rãi , có suy nghĩ sâu sắc đối với lịch sử , thật sự chấn động lòng người , đáng được coi là một cuốn sử thi viết bằng sinh mệnh mang tính thế kỷ .
Cuốn tiểu thuyết này gồm 3 tập , 800 nghìn chữ . Bà Tùy Lệ Quân , biên tập Nhà xuất bản văn nghệ thập nguyện Bắc Kinh , người biên tập cuốn tiểu thuyết này cho biết , cuốn tiểu thuyết này sáng tác từ năm 1989 , năm 1994 viết lại , năm 1998 sửa lại nhiều lần và được cân nhắc từng chữ một . Tháng 1 năm 2002 do Nhà xuất bản văn nghệ thập nguyệt Bắc Kinh xuất bản trọn bộ 3 tập .
Bà Tuỳ Lệ Quân nói , tôi thật sự cảm phục sự cần cù chăm chỉ của Trương Khiết , để viết tiểu thuyết Vô Tự , tài liệu bả phỏng vấn và thu tập dầy hai thước , chỉ vì một chi tiết nhỏ , bà nhiều lần đáp tầu hỏa xuống tận những ngôi làng hoặc thị trấn nhỏ ở nơi xa xôi hẻo lánh để tìm kiếm cảm giác nghệ thuật độc đáo .
Bà Trương Khiết nói , cuốn tiểu thuyết này viết sớm không được , vì lúc đó tôi chưa đủ năng lực , viết muộn cũng không được , vì tôi sợ sức khoẻ không đảm bảo , hầu như sáng tác trong cả cuộc đời tôi đều để chuẩn bị cho tác phẩm này . Dù phải chết ngay sau khi viết xong tiểu thuyết này , tôi cũng cam lòng ...
Có người nói , hiện nay , ít có nhà văn nào chịu đựng nổi nghèo khốn và cô đơn để sáng tác tác phẩm văn học thật sự ưu tú và chấn động lòng người . Nhưng thông qua giải thưởng văn học Mao Thuẫn lần này , chúng tôi đã nhìn thấy trong làng văn học Trung Quốc vẫn có nhiều nhà văn đang cần cù làm việc , cố gắng vươn lên , tác phẩm ưu tú vẫn không ngừng ra mắt độc giả .
|