Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-21 16:16:04    
Bru-nây: Miền đất hoà bình

Xin Hua
Theo Tân hoa xã: tên gọi của Bru-nây là Vương quốc Đa-ét Xa-lam Bru-nây có nghĩa là "Miền đất hoà bình". Bru-nây nằm ở bên bờ biển phía bắc đảo Ca-li-man-tan, phía bắc giáp biển nam Trung Quốc, đối diện với Trung Quốc qua biển.

Bru-nây thời cổ theo cách gọi của Trung Quốc là Bột Ni, đạo Hồi được truyền vào đây từ thế kỷ 15, và thành lập nhà nước Xu-tan, đầu thế kỷ 16 từng hưng thịnh một thời. Kể từ giữa thế kỷ 16 Bru-nây lần lượt bị các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Anh xâm chiếm, năm 1988 nằm dưới sự bảo hộ của Anh, và năm 1941 bị Nhật xâm chiếm. Sau khi Nhật đầu hàng trong đại chiến thế giới thứ 2, Bru-nây nằm dưới sự kiểm soát của Anh, năm 1984 giành được độc lập và tuyên bố thành lập Nhà chức quân chủ Hồi Giáo Mã Lai. Theo hiến pháp, Xu-tan là nguyên thủ tối cao nhà nước, có quyền lực hành chính tối cao, cũng là lãnh tụ Hồi giáo.

Bru-nây là một quốc gia đa dân tộc. Trong hơn 340 nghìn dân, dân tộc Mã-lai chiếm 66,7 o/o, người Hoa chiếm 11 o/o, các dân tộc khác chiếm 22,3 o/o. Thủ đô Ban-đa Xê-ri Bê-ga-oan nằm ở cửa sông Bru-nây là một thành phố hiện đại với 60 nghìn dân. Hoàng cung trong thành phố được coi là cung điện lớn nhất và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Bru-nây có nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào. Theo công bố của chính phủ nước này, trữ lượng dầu mỏ đã thăm dò rõ vào khoảng 1,4 tỷ thùng, khí thiên nhiên khoảng 320 tỷ mét khối. Nguồn dầu khí phong phú đã mang lại nguồn thu nhập to lớn cho Bru-nây, GDP bình quân đầu người đạt mức cao nhất ở châu Á. Năm 2002 GDP bình quân đầu người đạt tới 437 nghìn USD.

Những năm gần đây, để tránh rơi vào suy thoái sau khi nguồn dầu khí cạn kiệt, Chính phủ Bru-nây đã xây dựng chiến lược phát triển lâu dài với mục tiêu đa nguyên hoá nền kinh tế: mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, cải cách kinh tế sâu rộng phát triển đa nguyên hoá kinh tế, ra sức phát triển các ngành tài chính, du lịch, nỗ lực thảy đổi cơ cấu kinh tế đơn thuần chỉ dựa vào dầu khí. Trải qua sự nỗ lực bền bỉ, cơ cấu kinh tế Bru-nây có sự biến đổi rõ rệt, ngành kiến trúc đã trở thành ngành quan trọng chỉ sau ngành dầu khí, ngành dịch vụ cũng trở thành nguồn thu ngoại tệ lớn thứ 2 sau ngành dầu khí.

Quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc và Bru-nây có truyền thống lâu đời, hai nước đã có sự giao lưu từ thời Hán, Đường Trung Quốc. Ngày 30-9-1991 hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ song phương không ngừng được phát triển. Tháng 11-1993 và tháng 8-1999 quốc vương Bru-nây hai lần sang thăm Trung Quốc. Tháng 11-2000, chủ tịch Nước Trung Quốc Giang Trạch Dân thăm chính thức Bru-nây.