Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-21 14:29:19    
Nghệ thuật nghiên mực

cri
Bạn Trần Văn Nhân ở quận 10 thành phố Hồ Chí Minh viết thư cho Ngọc Ánh tâm sự rằng: Tôi rất thích nền văn hóa thâm thúy của nước Trung Hoa, hai nước Việt Trung có nhiều nét tương đồng, trong đó phải kể đến văn hóa cũng như phong tục tập quán của nhân dân hai nước. Hằng năm cứ đến Tết Nguyên Đán là khu chợ bán hàng tết lại có một số người viết thư pháp chữ Hán câu đối Tết bằng bút lông mực Nho. Bên cạnh đó tôi thường thấy cái nghiên mực màu đen có hoa văn trông rất đặc biệt. Mong cô Ngọc Ánh giới thiệu đôi nét về nghiên đựng mực Nho có được không?

Bạn Nhân thân mến, sau khi tra tài liệu liên quan để giải đáp câu hỏi của bạn, khiến Ngọc Ánh lại tăng thêm kiến thức về văn hóa Trung Quốc.

Một loại văn phòng phẩm mà được làm thành một thứ đồ công nghệ, có lẽ chỉ Nghiên mực Trung Quốc mới như vậy.

Nghiên mực là một trong những văn phòng phẩm quan trọng nhất thời cổ Trung Quốc, chủ yếu dùng để mài mực chấm bút lông. Nghiên mức ra đời từ bao giờ và do ai đầu tiên chế tạo, đến nay vẫn chưa khảo cứu ra. Nghiên mực lâu đời nhất, được khai quật tại tỉnh Triết giang có lịch sử cách đây khoảng 3000 năm, miếng nghiên này có nắp, ở giữa lõm, trong đựng thứ nguyên liệu màu đen, dùng chấm bút lông để viết chữ.

Cách đây khoảng 1 thế kỷ trước công nguyên, người Trung Quốc đã phát minh ra giấy viết, từ đó nhu cầu dùng nghiên mực trong xã hội tăng nhiều. Việc làm nghiên mực đã từ thực dụng phát triển theo hướng công nghệ đẹp mắt. Trong thời kỳ này, không những có các loại nghiên làm bằng đá, làm bằng ngói, mà còn có thứ nghiên làm bằng ngọc, bằng gốm và bằng đồng đen. Bề ngoài là hình vuông hoặc hình tròn, hình chóp hoặc hình con quy, có loại nghiên mang kiềng ba chân. Từ đó, theo đà công nghệ gốm sứ của Trung Quốc phát triển, loại nghiên làm bằng gốm xanh bắt đầu ra đời, loại nghiên này phát triển treo hướng mang kiềng ba chân, bốn chân, năm chân, hiện nay chỉ còn bảo tồn một chiếc nghiên các đây hơn 1000 năm, chiếc nghiên cổ này có những 12 chân . Trên chân của chiếc nghiên này đều có đồ án chân thú hoặc đầu thú, nó kết hợp công nghệ mỹ thuật và điêu khắc, vừa thực dụng lại vừa là công nghệ phẩm. Vào thời nhà Đường thế kỷ 10 Công nguyên, công nghệ làm nghiên truyền thống Trung Quốc sau khi đã được phát triển đầy đủ, đã cơ bản từ nghiên nhiều chân quá độ dần thành nghiên chân tròn cho đến nghiên không chân.

Các nghiên nổi tiếng tại khắp nơi Trung Quốc rất nhiều, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến nghiên Đoan. Loại nghiên này xuất xứ ở Đoan Châu tỉnh Quảng Đông tức Triệu Khánh ngày nay, cho nên tên gọi nghiên Đoan là từ đó mà ra. Chất đá của khu vực Đoan châu rắn chắc và nhẵn mịn, lại có đường vân thiên nhiên, mà chủng lọai cũng nhiều. Trong các bài thơ của các thế hệ nhà thơ cổ Trung Quốc đều có những câu miêu tả nghiên Đoan, ví nghiên Đoan như trăm hoa đua nở.

Ngoài nghiên Đoan ra, nghiên đá Tùng Hoa cũng là một trong những loại nghiên nổi tiếng Trung Quốc. Vật liệu của loại nghiên này làm bằng đá Tùng Hoa, bởi vì loại đá này thuộc sông Tùng Hoa vùng núi Trường Bạch miền Đông Bắc Trung Quốc nên có nên gọi như vậy. Nghiên đá Tùng Hoa có màu xanh là chính, ở giữa thường xen lẫn màu vàng, màu huyết dụ và tím lục. Nghiên đá Tùng Hoa chú trọng điêu khắc bên ngoài, nội dung rất phong phú, mang các đồ án như cây tùng bách xanh, tre xanh đào đỏ, mây trôi nước chảy, non nước lá hoa, rồng bay phượng múa, tùng hạc mây bay và các đồ án căn cứ theo cốt chuyện truyền thuyết hoặc đề tài lịch sử v,v...

Ngoài các loại nghiên làm bằng vật liệu đá ra, thời cổ Trung Quốc còn có các loại nghiên làm bằng đất. Trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến loại nghiên làm bằng đất lọc. Loại đất này nạo từ bùn sông, trình tự làm loại nghiên này qua các công đoạn gạn lọc và nung đốt. Theo ghi chép, quá trình chế loại nghiên đất lọc này hết sức phức tạp, chỉ riêng việc nạo bùn, ngưng kết phải đến 2 năm mới hoàn thành, sau đó khắc bằng loại dao làm bằng tre, sau đó đem phơi rồi mới nung, xong rồi đem hun nhiều lần bằng loại sáp đen chộn với dấm gạo. Qua các công đọan phức tạp như vậy mới khiến nghiên rắn chắc như sắt như đá.

Trong nghệ thuật nghiên truyền thống, ngoài nghiên siêu hạng ra, còn phải phối theo chiếc tráp nghiên đẹp mắt. Ngày xưa có câu: "Nghiên không giường, không xứng vương", có nghĩa là, có nghiên loại tốt thì phải có chiếc tráp nghiên đẹp, tráp nghiên phải có giá trị ngắm nhìn, phải vững chắc và thực dụng, đóng vai trò bảo hộ và tôn vẻ đẹp của nghiên.

Trong quá trình lưu truyền suốt nghìn năm, công nghệ của Nghiên đã vượt quá giá trị sử dụng của nó, nó đã trở thành quà tặng quý giá giữa các văn nhân Trung Quốc, hoặc trở thành vật sưu tầm của các nhà sưu tầm. Nghiên mực thời cổ Trung Quốc không những có giá trị lịch sử và nghệ thuật, mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, trên thị trường đồ cổ Trung Quốc, một chiếc nghiên cổ nổi tiếng qua giao dịch có thể lên tới hằng trăm triệu nhân dân tệ, có thể gọi là đồ báu nghệ thuật.