Chị Tình sau khi thành lập gia đình, từng hạ quyết tâm phải sống hòa thuận với mẹ chồng. Trong cuộc sống có việc gì, bà mẹ chồng cằn nhằn chị đều nhường nhịn. Ai ngờ, chồng chị lại thường trách bà cụ, động một tý lại cho là bà cụ lắm chuyện, nhiều lời, vì vậy hai mẹ con thường xích mích với nhau. Lâu ngày, chị cũng cảm thấy ghét bà cụ từ những việc nhỏ nhặt, cho đến cãi cọ với mẹ chồng.
Qua đó có thể thấy, quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu có hòa thuận hay không, có liên quan chặt chẽ với người chồng. Đồng thời, người chồng phải hiểu thảo với bố mẹ đôi bên, phải nói cho vợ những điều hay lẽ phải của mẹ mình, cũng nói cho vợ thông cảm những điều khó xử của mẹ chồng, để cho vợ hiểu được và nhường nhịn bà cụ hơn, tránh xích mích giữa mẹ chồng nàng dâu.
Người chồng phải biến sự khó xử giữa mẹ và vợ thành cách giải quyết cho êm ấm giữa hai người.
Có một lần, chị Thúy phấn khởi mua chiếc lò vi sóng về nhà, bà mẹ chồng nói chị "nghèo lại còn ra vẻ", ở nông thôn không dùng thứ này, chưa thịnh hành, tác dụng không lớn, mà lại tốn điện. Chị Thúy nghe nói vậy ấm ức lắm, vừa mất tiền lại còn bị trách. Bà mẹ chồng thì nói: ai bảo cô mua, bà cụ và chị Thúy chỉ vì vậy mà cãi cọ nhau. Anh chồng bị kẹt ở giữa nói vợ thì vợ bảo là bênh mẹ, khuyên bà cụ thì cụ lại mắng cho một trận. Cuối cùng chẳng biết nói sao cho vừa lòng cả hai.
Còn một gia đình khác, anh Vương Hán rất khéo ăn khéo nói. Một hôm bà cụ ninh canh gà, anh Hán nói với vợ: "bà cụ thấy em dạo này vừa mệt vừa gầy, ninh gà để tẩm bổ cho em." Người vợ nghe vậy rất mát lòng, lúc ăn cơm chị luôn tay gắp thức ăn cho bà cụ. Bà cụ muốn mua chiếc đệm điện, anh Hán nhắc khéo vợ để vợ mua biếu bà cụ, khiến bà cụ rất đỗi vui mừng, gặp ai cũng khen cô con dâu hiếu thảo.
Mẹ chồng nàng dâu có xích mích, bao giờ cũng cần có người ở giữa khuyên can, những người chồng khéo léo có thể biến việc lớn thành việc nhỏ, việc nhỏ hoá vô sự, còn những người chồng đểnh đoảng thì bị cả mẹ và vợ oán trách. 1 2
|