Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-19 14:54:57    
Ông Abdul Ghani:Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình là nguyên tắc chỉ đạo quan trọng của hội nghị Băng-đung

cri

Hội nghị Á Phi tức hội nghị Băng-đung lần đầu tiên đã được tổ chức Tại Băng-đung , thành phố lớn thứ ba của In-đô-nê-xi-a vào năm 1955 . 6 năm sau , 25 nước độc lập ở Á Phi đã tuyên bố thành lập phong trào không liên kết tại Bê-ô-grát , thủ đô Nam Tư trước đây , được coi là sự tiếp diễn của hội nghị Á Phi , đồng thời đã mở đầu cho sự hợp tác Nam Nam giữa các nước Châu Á và Châu Phi . Nhìn lại quãng lịch sử này , ông Abdul Ghani , tổng thư ký hội nghị Băng-đung năm xưa nói , 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình là nguyên tắc chỉ đạo quan trọng của hội nghị Băng-đung , sau đó 10 nguyên tắc được sản sinh tại hội nghị Á Phi đã dành sự đảm bảo cho việc triệu tập thắng lợi hội nghị Băng-đung .

Ông Abdul Ghani năm nay khoảng 90 tuổi , tuy đi lại bất tiện , song tư duy minh mẫn , tinh thần quắc thước . Khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân hoa xã cách đây không lâu , ông nói , 50 năm về trước , TQ đã đưa ra 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình , nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của các nước Châu Á trong đó có Ấn Độ , Mi-an-ma , In-đô-nê-xi-a v.v . Năm 1955 , 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình đã trở thành nguyên tắc chỉ đạo quan trọng của hội nghị Băng-đung có ý nghĩa lịch sử vĩ đại , đồng thời tăng thêm các điều khoản như tôn trọng nhân quyền cơ bản và hiến chương Liên hợp quốc và được các bên chấp nhận , sau đó lại đưa ra 10 nguyên tắc của hội nghị Á phi .

Là người tổ chức cụ thể , là một trong những người chứng kiến hội nghị Băng-đung , ông Abdul Ghani ôn lại rằng , tổng cộng 29 nước Á Phi đã dự hội nghị Băng-đung , do bối cảnh chính trị của các nước dự hội nghị năm xưa tương đối phức tạp , cho nên có người bày tỏ hoài nghi liệu có thể triển khai hợp tác hay không . Trong khi các nước luôn luôn xẩy ra tranh chấp đối với nhiều vấn đề nhạy cảm chính trị , thủ tướng TQ Chu Ân Lai đã bước lên bộc phát biểu với lời mở đầu rằng , " tôi là người cộng sản , song Đoàn đại Biểu TQ đến dự hội nghị lần này là vì tăng cường đoàn kết , chứ không phải vì cãi nhau , dự hội nghị là tìm kiếm cơ sở chung , không phải vì mở rộng sự bất đồng " . Câu mở đầu này của thủ tướng Chu Ân Lai khiến nhà lãnh đạo của các nước khác cảm thấy , thủ tướng là con người thẳng thắn dễ tiếp xúc . Thái độ thẳng thắn và lời phát biểu của thủ tướng , cũng như thủ tướng nhiều lần nhấn mạnh về 5 nguyên tắc đã trở thành đề tài bàn luận sôi nổi nhất trong và ngoài hội nghị thậm chí trong lúc ăn cơm .

Ông Abdul Ghani cho rằng , hội nghị Băng-đung không những sản sinh 10 nguyên tắc nói lên nguyện vọng của các nước Á Phi hướng tới hòa bình và tự do , đó tức là ' tinh thần Băng-đung ' theo cách gọi của thế hệ sau , dấy lên cơn sóng chống đế quốc , chống thực dân mới và cũ , giành độc lập Nhà nước cho nhân dân các nước Á Phi , đồng thời cũng là bản dạo đầu của phong trào không liên kết . Ông nói , 50 năm đã qua đi , tình hình đã có sự biến đổi to lớn , song nguyên tắc cơ bản không thay đổi , nguyện vọng cơ bản yêu cầu hòa bình , phát triển và công lý của mọi người cũng không thay đổi . Tinh thần cùng tồn tại hòa bình được thể hiện tại hội nghị Băng-đung càng nêu bật ý nghĩa hiện thực , luôn luôn tràn đầy sức sống trong tình hình thế giới hiện nay .

Ông Áp-đun-ca-ni cuối cùng nhấn mạnh , cần phải nhắc nhở lớp trẻ hãy thu hút bài học từ chiến tranh thế giới thứ hai , các nước Á Phi cần phải một lần nữa ngồi bên nhau , bàn về việc thiết lập trật tự quốc tế mới trong tình hình mới . Ông nói , " tinh thần Băng-đung " sẽ có nội dung mới trong thời đại mới , tôn chỉ đeo đuổi hòa bình mãi mãi là tư tưởng hạt nhân của việc giải quyết tranh chấp quốc tế .