8 , Căn cứ Hiến chương Liên Hợp Quốc , thông qua những biện pháp hoà bình như đàm phán , điều đình , trọng tài hoặc giải quyết tư pháp cũng như các biện pháp hoà bình khác mà các bên hữu quan tự lựa chọn nhằm giải quyết mọi tranh chấp quốc tế .
9 , Thúc đẩy lợi ích và hợp tác lẫn nhau ;
10 , Tôn trọng chính nghĩa và nghĩa vụ quốc tế .
10 nguyên tắc phát triển quan hệ quốc tế trên đã bao gồm tất cả nội dung 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình do ba nước Trung Quốc , Ấn Độ và Mi-an-ma khởi xướng .
Thủ tướng Chu Ân Lai dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham dự Hội nghị Băng-đung . Trong thời gian hội nghị , thủ tướng Chu Ân Lai kiên quyết quán triệt đường lối ngoại giao của Trung Quốc , giương cao ngọn cờ đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc , kiên trì nguyên tắc tìm kiểm điểm chung , gác lại bất đồng và nhất trí thông qua thương lượng , góp phần quan trọng vào sự nghiệp thúc đẩy khối đoàn kết Á Phi. Trong thời gian hội nghị , thủ tướng Chu Ân Lai còn tiếp xúc rộng rãi với đại biểu các nước , tăng cường sự hiểu biết chung giữa Trung Quốc với các nước Á Phi , tạo điều kiện cho việc nhiều nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sau này . Các hoạt động tại Băng-đung của thủ tướng Chu Ân Lai cũng như đoàn đại biểu Trung Quốc do thủ tướng dẫn đầu là mốc son trong lịch sử ngoại giao Trung Hoa mới .
Hội nghị Băng-đung phản ánh tình thần : nhân dân Á Phi đoàn kết nhất trí , phản đối chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân , cố gắng giành và duy trì độc lập dân tộc , bảo vệ hoà bình thế giới và tăng cường tình hữu nghị giữa nhân dân các nước được gọi là " Tinh Thần Băng-đung ". Tinh thần này đã cổ vũ nhân dân Châu Á , Châu Phi , Châu Mỹ-La-tinh cố gắng giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh vì độc lập và tự do dân tộc , tăng nhanh sự sụp đổ của hệ thống thực dân đế quốc .
Tinh thần này đã thúc đẩy khối đoàn kết và hợp tác cũng như hữu nghị láng giềng thân thiện giữa các nước Châu Á và Châu Phi , tăng cường lòng tự tin và tự giác dân tộc của các nước mới trỗi dậy ở Châu Á và Châu Phi ; Tinh thần này đã thúc đẩy thật nhiều nước Châu Á và Châu Phi đi lên con đường hoà bình , trung lập và không liên kết , sau này , những nước này đã trở thành một lực lượng chính trị mới , ngày càng có vị trí quan trọng trên trường quốc tế , thúc đẩy lực lượng chính trị quốc tế phát triển theo hướng đa nguyên hóa . 1 2
|