Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-18 14:40:24    
Cuộc sống bình yên của trưởng A Hông Xi-ê-rê-pu-giang

cri

Nghe Online

Bốn giờ rưỡi sáng hàng ngày, khi thành phố U-rum-xi ở miền tây Trung Quốc vẫn chìm đắm trong bầu không khí yên tĩnh, trưởng A Hông Xi-ê-rê-pu-giang 98 tuổi đã dậy và tới nhà thờ Hồi giáo làm lễ.

Chỉ có người có học thức và đạo đức rất cao, mới được gọi là trưởng A Hông. Theo giáo nghĩa của Hồi giáo, tín đồ hàng ngày phải làm lễ 5 lần theo hướng thánh địa Mê-ca, và cứ đến ngày thứ 6, tín đồ còn phải đến nhà thờ Hồi giáo tham gia lễ lớn. Trưởng A Hông Xi-ê-rê-pu-giang kiên trì hàng ngày đều đến nhà thờ Hồi giáo làm lễ, sở dĩ cụ kiên trì như vậy là vì thái độ thành kính với tín ngưỡng và thái độ đối với đời sống của cụ.

Đầu thế kỷ trước, cụ Xi-ê-rê-pu-giang ra đời trong một gia đình sùng đạo ở khu vực Tu-lu-phan Tân Cương, mấy thế hệ trước của cụ đều là trưởng A Hông nổi tiếng. Lúc cụ 7 tuổi, cụ bắt đầu học ở trường học tôn giáo ở quê, sau đó cụ học ở Đại học tôn giáo ở Ka-shi—một thành phố nổi tiếng có lịch sử lâu đời ở miền nam Tân Cương. Sau khi tốt nghiệp, cụ trở về quê hương trở thành A Hông. Thập niên 80 thế kỷ 20, cụ bắt đầu nhậm chức Y-ma-mu ở một nhà thờ Hồi giáo lớn ở U-rum-xi thủ phủ Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương. Y-ma-mu là một chức vụ tôn giáo khá cao trong Hồi giáo, thường chịu trách nhiệm quản lý công việc tôn giáo của một địa phương hoặc một nhà thờ.

Hiện nay cụ nhậm chức ở một nhà thờ nổi tiếng mang tên nhà thờ Dương Hành. Nhà thờ này nằm ở khu tập trung cư trú của các dân tộc tin theo Hồi giáo ở phía nam thành phố U-rum-xi. Nhà thờ có tháp nhọn tám góc màu xanh lá cây, phong cách kiến trúc của nó rất đặc biệt.

Nhà thờ Dương Hành đã có hàng trăm năm lịch sử, thập niên 90 thế kỷ 20 nhà thờ có vẻ hơi tan nát. Là Y-ma-mu của nhà thờ, cụ luôn mong tu sửa nhà thờ Hồi giáo này. Không ngờ, yêu cầu tu sửa nhà thờ của cụ nhận được trả lời rất nhanh. Cách đó không lâu, cơ quan hữu quan đã cấp kinh phí mở rộng và tu sửa nhà thờ. Cụ hết sức phấn khởi. Trong quá trình mở rộng và tu sửa, dù trời nổi gió hay mưa, hàng ngày cụ đều đến nhà thờ xem xét, cho đến khi công trình được hoàn thành thuận lợi. Nhà thờ Hồi giáo Dương Hành sau khi mở rộng có diện tích khoảng 3000 mét vuông, có thể chứa được hàng nghìn người làm lễ. Cụ nói:

"Chính quyền cho hơn 2 triệu nhân dân tệ. chúng ta tu sửa lại nhà thờ, đẹp như cung điện."

Hiện nay, mỗi khi đến nhà thờ Dương Hành làm lễ, cụ thường ngắm nghía rất kỹ nhà thờ, cảm thấy rất hài lòng và vui vẻ.

Trưởng A Hông Xi-ê-rê-pu-giang có một nguyên tắc, nếu đồng bào nghèo tổ chức lễ cưới hoặc lễ tang, mời cụ đi tụng kinh, cụ đều không thu tiền. Hàng năm, cụ lấy số than đá còn thừa do giáo dân tặng cho nhà thờ sưởi ấm, cho đồng bào khó khăn ở xung quanh. Cụ lần lượt thu xếp việc làm tạm thời ở nhà thờ cho mấy chục thanh niên không có công ăn việc làm. Cụ nói, thanh niên có việc làm, mới không đi vào con đường bất chính. Để những thanh niên này yên tâm làm việc, cụ còn tìm việc làm ở quán ăn lân cận cho vợ họ. Khi một số nơi bị thiên tai, cụ kêu gọi mọi người quyên góp tiền và vật tư cho khu vực bị thiên tai.

Khu tự trị dân tộc Uây-ua Tân Cương là nơi có đồng bào tin theo Hồi giáo nhiều nhất ở Trung Quốc, trong 13 dân tộc đời đời cư trú ở đây có 10 dân tộc tin theo Hồi giáo, dân số tín đồ vượt quá 10 triệu. Gần đây, "Điều lệ công tác tôn giáo"—một điều lệ nhằm bảo vệ tín ngưỡng tôn giáo của các dân tộc bắt đầu thực thi ở Trung Quốc. Khi trả lời phóng viên, cụ đặc biệt nhắc đến điều lệ này, cụ nói:

"Công việc tôn giáo hiện này được pháp luật bảo đảm, mọi việc đều đi vào nền nếp. Tôi cho rằng, xã hội hiện nay là xã hội văn minh, pháp chế và dân chủ."

Trước khi Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập, Tân Cương chỉ có hơn 50 tín đồ từng đến Mê-ca làm lễ, hiện nay, hơn 50 năm sau, hàng năm Tân Cương đều có hàng nghìn người đi thánh địa Mê-ca làm lễ. Cụ giới thiệu rằng, cụ từng đến Ni-giê-ri-a, Pháp, A-rập Xê-út học tập và giao lưu về tôn giáo. Cụ nói, điều này là nhờ nhà nước đã tạo môi trường tôn giáo rộng mở.

Học viện kinh I-xlam Tân Cương là một trường học chuyên đào tạo nhân sĩ tôn giáo trung, cao cấp cho nhà thờ Hồi giáo ở các nơi Tân Cương. Cụ thường nhận lời mời đi dạy học ở học viện. Cụ có sự từng trải phong phú, học thức uyên bác, học sinh đều rất thích cụ. Trưởng A Hông A-bu-đu-rê-kê-pu, Phó Giám đốc học viện đánh giá rằng:

"Cả cuộc đời của cụ đều gắn chặt với tôn giáo. Cụ làm việc theo yêu cầu của 'Kinh Cô-ran' một cách nghiêm ngặt, chưa bao giờ làm trái với giáo nghĩa của 'Kinh Cô-ran'. Cụ tích cực phổ biến chuẩn mực hành vi chân, thiện, mỹ trong 'Kinh Cô-ran' cho quần chúng, và kiên trì dùng hành động chất phác, thiện chí của mình ảnh hưởng mọi người xung quanh. Cụ là một người thuần tuý, một người đã nhận được sự tôn trọng của người khác."

Màn đêm rủ xuống, tiếng chuông nhà thờ vang rền. Cụ Xi-ê-rê-pu-giang phải đi nhà thờ làm lễ buổi tối. Phóng viên tiễn cụ xuống lầu. Hai học trò của cụ cẩn thận dìu cụ đi, khi tạm biệt, cụ nói với phóng viên:

"Chừng nào còn đi được, thì tôi còn phải đến nhà thờ làm lễ."