Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-18 14:32:20    
Sự chói lọi của 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình trong 50 năm qua

cri

Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình chan chừa nguyện vọng và mong muốn phát triển của Nhân dân các nước trên thế giới đã đi qua chặng đường không bình trong 50 năm. Dòng năm tháng đã chứng kiến sự đóng góp lớn lao của 5 nguyên tắc này trong việc xây dựng mối quan hệ quốc tế loại hình mới, cũng chứng kiến bước đi vững chắc vượt thời đại của nó.

Tháng 6-1954, năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình với nội dung "tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hoà bình" đã đượ ccoi là nguyên tác xử lý mối quan hệ giữa TQ với Ấn-độ và Mi-an-ma được ghi vào tuyên bố chung Trung Quốc—Ấn-độ và TQ—Mi-an-ma. Sau đó 5 nguyên tắc cùng tồn tại haò bình do ba nước TQ, Ấn-độ và Mi-an-ma cùng khởi xướng đã được hội nghị Băng-đung diễn ra vào năm sau và hội nghị quốc tế đa phương của các nước đang phát triển khác cũng như phong trào không liên kết chấp nhận. Nội dung cơ bản của nó đã được ghi trong một số tuyên bố thông qua của Liên hợp quốc, trở thành nguyên tắc công nhận trong xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước.

Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình được nêu ra và vận dụng là một sáng tạo vĩ đại trong lịch sử quan hệ quốc tế. Nó đã khái quát bản chất của mối quan hệ giữa cách nước loại hình mới, thể hiện trào lưu phát triển của thời đại và lợi ích chung của các nước và nhân dân các nước trên thế giới. Nhìn lại lịch sử, nguyên tắc cơ bản của các luật pháp quốc tế cận đại bắt nguồn từ thời kỳ cách mạng giai cấp tư sản phương tay từng nâng đỡ trật tự quốc tế lúc đó trên mức độ nhất định, nhưng nguyên tắc chủ quyền và tinh thần bình đẳng của nó là không bao gồm đông đảo các nước thuộc địa và bán thuộc địa, bởi vậy có tính giới hạn về cơ bản. Từ thời cận đại đến nay, cường quyền chính trị là hiện thự ccơ bản trong lịch sử thế giới, lịch sử xưng hùng xưng bá của các nước lớn đã lặp đi lặp lại nhiều lền cùng một mẩu chuyện: các nước lớn nổi lên dựa vào chiến tranh, giành được tài nguyên qua thi hành bành chướng đối ngoại, cuối cùng làm cho bố cục quốc tế và trật tự thế giới bị xáo trộn mạnh, thậm chí dẫn đến đại chiến thế giới. Sau đại chiến thế giới lần thứ 2, cùng với cao trào của phong trào giải phóng dân tộc, đông đảo các nước thế giới thứ 3 mới giành được độc lập đã đi lên vũ đài chính trị quốc tế. Để giữ gìn độc lập dân tộc và phát triển kinh tế dân tộc, các nước này yêu cầu xây dựng một quan hệ quốc tế mới công bằng, hợp lý trên cơ sở độc lập và bình đẳng. Năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình đã phản ánh yêu cầu và nguyện vọn gnày. Đúng như ông Đặng Tiểu Bình từng nêu rõ "năm nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình là phương thức tốt nhất để giải quyết mối quan hệ giữa các nước. Các phương thức khác như Đại gia đình, tập đoàn chính trị, phạm vi thế lực đều sẽ mang lại mâu thuẫn, làm cho tình hình quốc tế thêm gay cấn".

1  2  3