Nghe Online
Ý của câu thành ngữ này là chỉ ở nước Kỷ có người lo trời sụp xuống.
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ " Truyện Vô đoan của Khổng Tử".
Ngày xưa, ở nước Kỷ có một người rất nhát gan và gàn dở, anh ta thường hay nặn ra những sự việc hết sức kỳ cục, quái gở. Một hôm, khi ăn cơm tối xong, anh ta cầm quạt đang ngồi hóng mát trước sân nhà, miệng tự lẩm bẩm : "Nếu một ngày nào đó ông trời bỗng dưng sụp xuống, đè mình chết tươi thì làm thế nào?" Từ đó về sau, anh ta ngày nào cũng suy ngẫm mãi về việc này, nhưng anh càng nghĩ càng lo, càng nghĩ lại càng cảm thấy thật là nguy hiểm. Cứ thế thời gian lâu rồi, anh ta trở nên ăn không ngon, ngủ không yên, khuôn mặt ngày một võ vàng, mình gầy như xác ve.
Bạn bè thấy anh suốt ngày nghĩ ngợi, tinh thần hoảng hốt như vậy đều lo thay cho anh. Nhưng sau khi họ được biết vì anh ta quá lo ông trời sụp xuống nên mới như vậy, bèn khuyên anh rằng: "Này ông anh ơi, hà tất phải phiền muộn như vậy, từ xưa đến nay làm gì có truyện ông trời sụp xuống. Mà dù cho trời có sụp xuống đi nữa thì anh lo nghĩ phỏng được tích sự gì ? Tội gì lại phải chuốc lấy sự phiền não này?". Nhưng dù ai khuyên thế nào, anh ta cũng tỉnh bơ không .
Cứ thế năm tháng chôi qua, bầu trời cũng chẳng thấy sụp xuống, còn anh ta vẫn cứ suốt ngày chìm đắm trong ý nghĩ hoang đường của mình, nghe nói cho mãi đến khi nhắm mắt xuôi tay, anh ta vẫn còn rất lo lắng về việc này.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví với người cứ ngấm nghĩ những việc không đâu hoặc tự chuốc vạ và thân.
|