Theo Tân Hoa xã, các đây 380 năm, Thanh Thái tổ Nô-ha-xích đã hoàn thành việc rời đô, chính thức đóng đô tại Thẩm dương miền Đông Bắc Trung Quốc, và bắt đầu cho xây dựng Cố cung Thẩm Dương. Nhân dịp chào mừng sinh nhật lần thứ 380, Cố Cung Thẩm Dương sẽ cho trùng tu lại cụm kiến trúc ở phía tây, trả lại bộ mặt vốn có cho đường Tây Cố Cung.
Mồng 3 tháng 3 năm thứ 10 Thiên Mệnh (năm 1625), Thiên mệnh đại Kim Quốc Nô-ha-xích khởi hành từ thành Đông Kinh Liêu Dương, mồng 4 tháng 3 thì đến Thẩm dương, hoàn thành việc dời đô, và cùng năm xây dựng điện Thái Chính và đình Thập vương Cố cung Thẩm Dương. Sau khi Nô-ha-xích qua đời vào năm 1626, việc xây dựng Cố cung Thẩm Dương do Hoàng Thái Cực Tống Thái Thanh kế thừa.
Cố cung Thẩm dương nằm ở trung tâm khu phố cổ thành phố Thẩm Dương tỉnh Liêu Ninh, cung nổi tiếng bởi mang màu sắc dân tộc Mãn, là cụm kiến trúc cung điện nhà vua thời cổ được bảo tồn hoàn hảo duy nhất, ngoài Cố cung Bắc Kinh, và còn được gọi là Hoàng cung Thịnh Kinh. Sau khi triều đình nhà Thanh vào đến làm chủ Trung Nguyên, cố cung Thẩm Dương được đổi thành thủ đô thứ hai và hành cung đông du của vua. Sau nhiều lần trùng tu quy mô, hiện nay, Cố cung Thẩm dương đã được chọn làm viện bảo tàng Cố cung Thẩm Dương. Tại buổi họp báo vừa qua, giám đốc viện bảo tàng Cố cung Thẩm Dương Vũ Bân bày tỏ rằng, Cố cung Thẩm Dương sẽ tiến hành trùng tu cả khối đối với sân khấu Ngự Dụng và Gia Minh Đường, trả lại bộ mặt vốn có của đường Tây Cố cung. Trùng tu lần này có quy mô lớn nhất đối với Cố cung Thẩm Dương sau khi xin thành công di sản văn hóa thế giới. Hiện nay, dự án này đã được trình lên cục văn vật nhà nước chờ phê duyệt cuối cùng. Dự tính, cả công trình này sẽ hoàn tất vào khoảng tháng 10 năm nay. Ngoài ra, trong tuần vàng mồng 1 tháng 5, Cố Cung Thẩm dương còn sẽ hợp tác với đoàn ca múa nhạc Thẩm Dương, tổ chức các hoạt động biểu diễn nghi lễ Hoàng gia.
Cụm kiến trúc phía Tây Cố cung Thẩm Dương bao gồm hơn 160 gian là sân khấu, Gia Minh Đường v,v...xây dựng vào năm 46 đến 48 Càn long (năm 1781 đến 1783). Theo sử liệu ghi chép, trong hoàng cung đời nhà Thanh rất thịnh hành diễn tuồng, tại Cố Cung Bắc kinh, Sơn trang nghỉ mát Thừa Đức, di Hòa viên v,v... đều có xây sân khấu. Trong hai chuyến đông du Thịnh Kinh, Vua Gia khánh nhà Thanh từng mở tiệc tại Gia Minh Đường và tổ chức biểu diễn trên sân khấu, cùng với các quan văn quan võ xem biểu diễn tuồng.
Trong cố cung Thẩm Dương có 114 kiến trúc cổ, rộng hơn 60 nghìn mét vuông, đình đài lầu các trong cung san sát, hào hoa tráng lệ. Tháng 7 năm 2000, ủy ban di sản thế giới đã liệt Cố cung Thẩm Dương vào di sản văn hóa hoàng cung nhà Thanh và xếp vào trong "danh mục di sản thế giới".
|