Theo Tân Hoa xã, bà con nông dân Hân Châu tỉnh Sơn Tây đã thay đồi lối sản xuất trước đây "trồng nhiều thu ít", "chăn nuôi quảng canh", họ trồng cỏ thay cho trồng lúa, trồngcỏ để dẫn dắt ngành chăn nuôi, phát triển các sản phẩm bằng cỏ và ngành gia công gia súc, mở ra một con đường nông nghiệp sinh thái mới.
Thành phố Hân Châu nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Sơn Tây, là một trong những khu vực nghèo khó trong 18 khu vực nghèo nối nhau trong cả nước, điều kiện tự nhiên hết sức ác liệt, môi trường sinh thái mỏng manh. Lâu nay, bà con nông dân ở đây luôn luôn làm theo mô thức chăn nuôi quảng canh truyền thống, không những hiệu quả kinh tế thấp, mà đồng cỏ thiên nhiên cũng không đương nổi gánh nặng, nạn xói mòn nghiêm trọng. Gần đây, kế hợp với chính sách trả lại đất trồng lương thực cho trồng cỏ, thành phố Hân Châu hướng dẫn bà con nông dân thay đổi phương thức canh tác, chuyển trồng lương thực sang trồng cỏ, chăn thả gia súc thành nuôi trong chuồng. Đưa trồng cỏ trở thành một ngành riêng, tách hẳn ra khỏi ngành nuôi trồng, vừa bảo vệ đồng cỏ thiên nhiên, lại mở rộng ngành này ra, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Huyện ngũ Trại là một huyện lớn nuôi trồng của thành phố Hân Châu, sản lượng dê hằng năm là 370 nghìn con. Trước khi thúc đẩy ngành trồng cỏ, hằng năm cần hơn 1 triệu mẫu đất để đảm đương đủ số cỏ cho dê ăn. Thả chăn quá đà như vậy đã tăng nhanh tốc độ sa mạc của đồng cỏ, một năm bốn mùa gío cát không ngớt. Kể từ năm 2002 đến nay, huyện này thông qua biện pháp chia giống cỏ cho bà con chăn nuôi, khuyến khích họ trả lại đất cho trồng cỏ, trồng loại cỏ tốt trên những đồi dốc không thích hợp cho trồng lương thực. Huyện trưởng Đỗ Vĩnh Tiến nói với phóng viên rằng, sản lượng cỏ hằng năm trên mỗi mẫu đất là 5 tấn, có thể cung cấp cho 3 đến 4 con dê nuôi trong chuồng. Hiện nay, cả huyện có hơn 60 nghìn mẫu đất trồng cỏ nhân công, giảm với mức lớn gánh nặng của đồng cỏ thiên nhiên.
Ngày nay, núi đồi của huyện Ngũ Trại đã nhuộm lên màu xanh, nước sông hồ cũng trở nên trong xanh, gió cát cũng dịu nhiều, môi trường sinh thái đã được cải thiện rõ rệt. Trong khi động viên bà con nông dân trồng cỏ, huyện Ngũ Trại còn giúp đỡ các hộ nông dân xây kho chứa cỏ, phát triển ngành gia công thức ăn bằng cỏ, khiến cho mỗi mẫu cỏ chăn nuôi có thể đem lại thu nhập hơn 800 nhân dân tệ, vượt xa so với thu nhập trồng các cây nông nghiệp trước đây của địa phương.
Sự thay đổi phương thức nuôi trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Huyện Khả Lan là một huyện nghèo của Hân châu, dân số của cả huyện là 86 nghìn người, nuôi 420 nghìn con dê, đổ đồng thu nhập gần 5 con dê, trong đó 74 % là nuôi bằng cỏ trồng nhân công. Năm 2004, thu nhập của ngành chăn nuôi đổ đồng đầu người trong huyện là hơn 800 nhân dân tệ, chiếm 55 % thu nhập thuần đổ đồng của bà con nông dân.
Dưới sự lôi kéo của ngành trồng cỏ, thành phố Hân Châu đã xây dựng 45 làng mẫu mực nuôi trồng, có 123 tiểu khu có quy mô nuôi trồng, hơn 1600 hộ nuôi trồng mẫu mực. Dưới sự dẫn dắt của các mẫu mực điển hình, ngày càng nhiều bà con nông dân đã chấp nhận và tham gia vào phương thức nuôi trồng mẫu mực này.
|