CRI : Một năm trước khi diễn ra thế vận hội Luân Đôn, tức tháng 6-1947, tại Xtốc-khôm, Ủy ban ô-lim-pích quốc tế đã thảo luận sôi nổi về chọn nơi đăng cai thế vận hội năm 1952. Lúc này một số thành phố trên thế giới rất có hứng thú trong việc đăng cai thế vận hội. Khác với thế vận hội lần thứ 14 chỉ có một thành phô Luân Đôn xin đăng cai, thế vận hội lần thứ 15 có tới 9 thành phố cùng lúc xin đăng cai như Hen-xinh-ki, Am-xtéc-đam, A-ten, Đi-tơ-roi, Lô-dan, Phi-la, Xtốc-khôm, Chi-ca-gô...Trong thời gian hội nghị, các thành phố đều cử đoàn đại biểu do thị trưởng đích thân dẫn đầu tới du thuyết, bầu không khí rất sôi nổi. Qua bỏ phiếu, thành phố Hen-xinh-ki giành được quyền đăng cai.
Phần Lan tuy dân sô không nhiều, diện tích không lớn nhưng phong trào thể thao được phổ cập khá tốt, và từng thu được thành tích xuất sắc tại các thế vận hội mùa đông và mùa hè, có đóng góp xuất sắc cho phong trào ô-lim-pích. Năm 1940, chiến tranh đang đến gần, lúc đó Nhật tuyên bố tại Tô-ki-ô rằng không đăng cai thế vận hội, Phần Lan đã nhận đăng cai và tích cực chuẩn bị. Hen-xinh-ki là thủ đô và bến cảng chủ yếu của Phần Lan. Khi được quyền đăng cai thế vận hội 1952, cả nước vui mừng khôn xiết và lập tức triển khai công việc chuẩn bị.
Hen-xinh-ki có hơn 40 vạn dân, dự kiến trong thơi gian diễn ra thế vận hội sẽ có tới 70 nghìn du khách, nhà báo, vận động viên và quan chức thể thao từ các nơi trên thế giới hội tụ về đây. Điều này chắc chắn sẽ gây áp lực lớn cho thành phố. Thành phố Hen-xinh-ki đã chuẩn bị chu đáo về nơi ăn chốn ở, giao thông...cho khách quốc tế. Thành phố đã xây dựng mở rộng sân vận động Hen-xinh-ki chủ yếu, nâng sức chứa từ 50 nghìn người lên tới 70 nghìn. Chung quanh sân vận động còn xây dựng bể bơi, các sân và nhà thi đấu thể thao như thể dục dụng cụ, các loại bóng...
Ngoài ra còn xây dựng hai công trình hoành tráng: một là Tháp trắng để kỷ niệm Mác-ti giành chức vô định nội dung phóng lao tại thế vận hội năm 1932, tháp cao 72,71 mét, là kỷ lục của Mác-ti tại thế vận hội lần thứ 10. Một công trình khác là tượng đồng của Nu-mi, nhà vô địch về chạy đường trường. Bức tượng này rất sinh động, thể hiện tư thế của Nu-mi. Hai công trình này cũng là biểu tượng của Nước phóng lao và nước chạy đường trường của Phần Lan.
|