Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-12 19:57:44    
Yêu tại Trung Quốc

Xin Hua
Theo Tân Hoa Xã: Bắc Kinh vào tháng 4 mang đầy hơi thở mùa xuân. Tại trường đại học Bắc Kinh nổi tiếng Trung Quốc, sau khi kết thúc một đoạn lời phát biểu bằng tiếng Thái Lan lưu loát, công chúa Thái Lan Xi-rin-thon đã bỏ văn bản phát biểu, dùng tiếng Trung Quốc tóm tắt lại lời phát biểu của mình với giọng nói êm dịu. Mặc dù tiếng Trung Quốc của công chúa cũng không phải hoàn mỹ, nhưng mấy trăm người nghe trong Trung tâm Anh Kiệt Bắc Đại vẫn dành những tràng pháo tay nhiệt liệt đối với những việc làm của công chúa lâu này dốc sức cho tình hữu nghị hai nước Trung Thái .

Đây là thứ 20 công chúa Xi-rin-thon đến thăm Trung Quốc trong hơn 20 năm. Năm nay cũng là năm thứ 30 kỷ niệm ngày Trung Thái thiết lập quan hệ ngoại giao. Công chúa Xi-rin-thon mang theo tình yêu sâu sắc đối với Trung Quốc, từng nhiều lần đến trường đại học Bắc Kinh học Hán ngữ và văn hoá Trung Quốc lần này đến còn trải qua ngày sinh nhật 50 tuổi của mình ở trường đại học Bắc Kinh.

Là món quà sinh nhật chuẩn bị cho công chúa Xi-rin-thon, Trung tâm giao lưu khoa học kỹ thuật và văn hoá Xi-rin-thon trường đại học Bắc Kinh cũng được cắt băng thành lập vào ngày 4.

Công chúa Xi-rin-thon là con gái thứ của vua Thái Lan Bu-mi-bôn A-đun-da-dệt, sinh tại Băng-cốc năm 1955. Công chúa thích văn hoá Trung Quốc, nhất là thích tiểu thuyết cổ điển, thơ Đường, Tống từ và Sử Ký của Trung Quốc, có am hiểu rất sâu về mặt văn học, âm nhạc và hội hoạ. Là sứ giả trung thành của tình hữu nghị Trung Thái, kể từ năm 1981, dấu chân của công chúa Xi-rin-thon hầu như đi đến khắp các nơi Trung Quốc, phong cảnh thiên nhiên, di chỉ văn hoá của Trung Quốc khiến công chúa rất mê say.

Phó giám đốc Viện nghiên cứu Đông Nam Á, cựu giám đốc Sở nghiên cứu Thái Lan Học viện ngoại ngữ trường đại học Bắc Kinh Bùi Hiểu Tuấn nói: "Nền văn hoá Trung Quốc đã thu hút công chúa, từ năm 1981 đến năm 2001, sáng thứ bảy hàng tuần công chúa Xi-rin-thon đều mời quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan đến dạy Trung văn. Năm 2001 công chúa còn đến trường đại học Bắc Kinh học một tháng, trình độ Trung văn được nâng cao rất lớn."

Tháng 3 năm 2000, Bộ giáo dục Trung Quốc trao tặng công chúa Xi-rin-thon huân chương giải thưởng tình hữu nghị ngôn ngữ văn hoá Trung Quốc đầu tiên; tháng 3 năm 2001trường đại học Bắc Kinh trao tặng công chúa học vị tiến sĩ danh dự; tháng 8 năm 2001 Quỹ văn học Trung Hoa Hội nhà văn Trung Quốc trao tặng công chúa giải thưởng văn học quốc tế hiểu biết và tình hữu nghị...những vinh dự này là sự đánh giá cao cả đối với những đóng góp của công chúa dành cho tình hữu nghị và giao lưu văn hoá hai nước Trung Thái, cũng là kết tinh cảm tình chân thành của nhân dân hai nước.

Mỗi lần đến thăm Trung Quốc, công chúa Xi-ri-thon đều ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của mình chỉnh lý thành sách xuất bản tại Thái Lan. Các tác phẩm tiểu thuyết "Đến thăm đất nước rồng", tản văn, thơ ca đã lần lượt ra đời, lưu truyền rộng rãi, để người Thái Lan cùng công chúa đi du ngoạn "Đất nước của rồng". Trong thời gian rỗi rãi, công chúa còn dịch tiểu thuyết "Bươm Bướm" của nhà văn Trung Quốc Vương Mông thành tiếng Thái v,v, để càng nhiều người bạn Thái Lan hiểu biết sâu hơn quá khứ và hiện tại của Trung Quốc.

Sau khi kết thúc chuyến thăm ở Bắc Kinh, công chúa Xi-rin-thon còn đi thăm vùng miền tây Trung Quốc Tân Cương, Cam Túc, Tứ Xuyên. Công chúa Xi-rin-thon nói, công chúa sẽ tiếp tục nỗ lực cho việc truyền bá văn hoá hai nước Thái Trung, tăng thêm tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước .