Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-12 18:48:24    
Dân tộc Xa

Xin Hua
Dân tộc Xa hiện có 630 nghìn 378 dân, chủ yếu cư trú ở vùng núi tỉnh Phúc Kiến và tỉnh Chiết Giang, còn lại thì phân tán ở tỉnh Giang Tây, Quảng Đông và An Huy. Điểm tập trung cư trú của dân tộc Xa phần lớn là các bản làng gồm hàng chục gia đình, cho nên dân tộc Xa có đặc điểm ở phân tán và tạp cư.

Đồng bào dân tộc Xa ngay từ nhà Đường đã sinh sống ở khu vực giáp giới tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và Giang Tây.

Dân tộc Xa có tiếng nói dân tộc của mình, thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, nhưng phần lớn đồng bào nói tiếng địa phương. Họ không có chữ viết dân tộc, thông dụng chữ Hán.

Nghề đan lát tinh xảo:

Dây lưng vải hoa và các loại đồ dùng đan bằng tre là hàng mỹ nghệ đan lát nổi tiếng của dân tộc Xa. Cô gái dân tộc Xa bắt đầu học đan dây lưng vải hoa với mẹ từ lúc 5, 6 tuổi. Trình độ tinh xảo của dây lưng vải hoa là tiêu chuẩn đánh giá cô gái có sáng dạ và khéo tay hay không. Khi đính hôn, trong các món quà tặng cho nhà trai, nhất thiết phải có dây lưng vải hoa do cô dâu dệt. Dây lưng vải hoa vừa là đồ trang sức, vừa là đồ dùng sinh hoạt để lau mồ hôi và phủi bụi. Dây lưng vải hoa thông thường dài 1,3 mét, rộng 0,2 mét.

Khu vực cư trú của dân tộc Xa trồng nhiều cây tre, là nguồn cung cấp vật liệu phong phú cho việc sản xuất các loại hàng mỹ nghệ đan bằng tre. Hàng mỹ nghệ tinh xảo đan bằng tre gồm các đồ đùng ngày thường như bình phong, rèm tre, gối, chiếu và ghế, còn có nhiều giỏ, rổ với hình dáng sinh động, tinh xảo, đẹp mắt và màu sắc rực rỡ. Nón tre được coi là hàng mỹ nghệ đan bằng tre tốt nhất của dân tộc Xa. Lạt tre mỏng như sợi tóc, nón vừa tinh xảo nhẹ nhàng, vừa không thấm nước. Thêm dây lụa màu đỏ và quả bóng nhỏ nhiều màu trên nón, chiếc nón càng đẹp mắt. Mỗi khi ra chợ hoặc đi thăm người thân và bạn bè, phụ nữ dân tộc Xa đều đội chiếc nón rực rỡ này.

Phong tục nam nữ lấy nhau:

Trong dân gian dân tộc Xa, ngoài hình thức thông thường con gái lấy chồng ra, còn có phong tục con trai ở rể. Con trai ở rể chia thành hai loại: một loại là làm rể cho con gái chưa cưới; một loại là gửi rể cho phụ nữ góa chồng. Gia đình không có con trai phần lớn chọn người ở rể, nhưng không ít gia đình có con trai cũng cho con trai mình đi gửi rể, và chọn người ở rể cho con gái mình. Nói chung người ở rể phải kế thừa họ của nhà gái, nếu đẻ hai con trai, thì cũng có thể một con kế thừa họ của nhà trai, một con kế thừa họ của nhà gái. Nếu vợ chồng đều là con một, thì trong mấy năm đầu sau khi lấy nhau, hai người phải chăm sóc cả nhà trai lẫn nhà gái, không cố định ở nhà nào. Mấy năm sau, họ mới định cư ở một bên có điều kiện kinh tế tương đối tốt.

Trang phục Phượng Hoàng với phong cách đặc biệt:

Trang phục của phụ nữ dân tộc Xa ở các địa phương có sự khác biệt, đặc điểm chung là áo thêu hoa. Trang phục Phượng Hoàng là trang phục chủ yếu nhất của phụ nữ dân tộc Xa. Họ tết bím buộc nơ đỏ quấn trên đầu, tượng trưng đầu phượng hoàng; đồ án trên áo và váy thêu bằng chỉ màu đỏ thẫm, hồng và vàng, tượng trưng cổ, lưng và lông của phượng hoàng; dây lưng màu vàng ở đằng sau lưng tượng trưng cho đuổi của phượng hoàng; và các đồ trang sức bằng bạc đeo trên người va chạm nhau phát ra tiếng, tượng trưng cho tiếng kêu của phượng hoàng.