Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-11 15:28:24    
Kỳ hóa khả cư

cri

Nghe Online

CRI : Hai chữ "Kỳ hóa" ở đây là chỉ hàng hóa quý hiếm. Còn "Khả cư" là chỉ cất giữ hoặc tích trữ. Câu thành ngữ này có nghĩa là tích trữ những hàng hóa quý hiếm, đợi tới khi được giá cao thì bán ra.

Câu thành ngữ này có xuất xứ từ "Sử ký - Lã Bất Vi liệt truyện".

Đại thương gia nước Vệ là Lã Bất Vi đến Hàm Đan thủ đô nước Triệu làm buôn bán. Tại đây, ông đã gặp công tử nước Tần là Dị Nhân lúc đó đang làm con tin tại nước Triệu. Lã Bất Vi suy tính nếu mua chuộc được Dị Nhân làm tiền vốn đầu cơ chính trị, thì mình sau này tất công thành danh toại. Nên sau khi về nhà, ông mới hỏi cha mình rằng: "Người nông dân làm ruộng, thì sau một năm được lợi gấp mấy lần?". Người cha đáp: "Gấp mười lần". Lã Bất Vi lại hỏi: "Nếu buôn bán vàng bạc đá quý thi lợi gấp bao nhiêu?". Người cha đáp: "Lợi gấp mấy chục lần". Lã Bất Vi lại hỏi tiếp: "Thế nếu giúp dựng lên một nhà vua thì lời lãi gấp bao nhiêu lần?". Người cha đáp: "Thế thì thật là to lớn không có cách nào tính toán được". Do đó, Lã Bất Vi liền nghĩ ngay đến việc lợi dụng công tử Dị Nhân để làm một chuyến buôn bán một vốn mười lãi. Dị Nhân nguyên là cháu của Tần Chiêu Vương, con của thái tử An Quốc Quân. Trước tiên, Lã Bất Vi đến nói với Dị Nhân là mình sẽ rốc hết sức để đưa công tử về nước, như vậy một khi Tần Chiêu Vương qua đời, An Quốc Quân tất lên ngôi kế vị thì công tử sẽ trở thành thái tử. Dị Nhân vô cùng cảm ơn và hứa rằng, nếu sau này mình được lên ngôi thì sẽ chia một nửa nước Tần cho Lã Bất Vi. Sau đó, Lã Bất Vi đem theo một khoản tiền lớn sang nước Tần mua chuộc người thiếp yêu của An Quốc Quân là Hoa Âm phu nhân, khuyên bà nhận Dị Nhân làm con, và yêu cầu An Quốc Quân sai người sang đón Dị Nhân về nước, đổi tên là Tử Sở. Mấy năm sau, Tần Chiêu Vương tạ thế, , An Quốc Quân lên nối ngôi, xưng hiệu là Hiếu Văn Vương. Một năm sau, Hiếu Văn Vương mất, Sở Tử lên kế vị, Lã Bất Vi trở thành đại công thần bậc nhất.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để chỉ hiện tượng tích trữ, lũng đoạn, giữ lấy một đồ vật hay công nghệ nào đó, để sau này thu được lời lãi càng to lớn hơn.