Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-11 15:14:50    
Cộng đồng dân tộc Hồi phố Ngưu Bắc Kinh bình yên và đầm ấm

cri
Phố Ngưu ở phía nam thành phố Bắc Kinh rất đặc sắc, ở phố Ngưu có hơn 10 nghìn đồng bào dân tộc Hồi cư trú, kiến trúc và ẩm thực ở đó mang đặc sắc I-xlam rõ nét.

Điều mà phố Ngưu khác biệt với các phố khác ở Bắc Kinh là rất nhiều kiến trúc ở phố Ngưu đều có mái vòm đậm đà đặc sắc I-xlam, và màu sắc chủ yếu là màu trắng và màu xanh lá cây mà đồng bào theo Đạo I-xlam thích. Chị Tiền Diễm Nghi cư trú ở đây cho chúng tôi biết, trước kia, phố Ngưu chỉ là một con đường hẹp, hai bên phố đa số là những nhà trệt lụp xụp xây bằng đá, điều kiện cư trú của đồng bào vừa chật vừa không trật tự. Hồi đó, đồng bào sống ở đây có câu nói là: "Không lo ăn, không lo mặc, nhà ở thì lo vô cùng."

Năm 1997 chính quyền thành phố Bắc Kinh bắt đầu cải tạo phố Ngưu. Trải qua mấy năm xây dựng, phố Ngưu giờ đây đã từ biệt bộ mặt ngày xưa, trở thành một cộng đồng mới đậm đà đặc sắc dân tộc. Chị Nghi nói:

"Sau khi nhà ở được cải tạo, đồng bào được di chuyển vào ngôi nhà mới vừa rộng rãi vừa sáng sủa. Con đường ở phố Ngưu được mở rộng từ 7-8 mét đến 40 mét, hai bên đường có siêu thị, quán ăn v,v. Hiện nay ở cộng đồng phố Ngưu có trường tiểu học Hồi Dân, trường trung học Hồi Dân, Bệnh viện Hồi Dân và Nhà dưỡng lão có thể chứa 400 người. Cộng đồng phố Ngưu đã tạo môi trường rất tiện lợi và thoải mái cho cư dân dân tộc thiểu số về mặt văn hóa, y tế và cuộc sống v,v."

Sở dĩ phố Ngưu nổi tiếng, ngoài ở đây có rất nhiều cư dân dân tộc Hồi cư trú tập trung ra, còn một nguyên nhân nữa là ở đây có Nhà thờ đạo I-xlam nổi tiếng. Nhà thờ này có hơn 1000 năm lịch sử, là nhà thờ đạo I-xlam có lịch sử lâu đời nhất, quy mô nhất ở thành phố Bắc Kinh. Trải qua mở rộng và tu sửa không ngừng, Nhà thờ đạo I-xlam này đã trở thành một trong những nơi chủ yếu tổ chức hoạt động tôn giáo của tín đồ đạo I-xlam miền bắc Trung Quốc.

Dân tộc Hồi chiếm khoảng 1/5 tổng dân số của cộng đồng phố Ngưu. Đồng bào dân tộc Hồi phần lớn tin theo đạo I-xlam, họ có thói quen cư trú xoay quanh nhà thờ, các tín đồ đạo I-xlam ở phố Ngưu vẫn giữ thói quen truyền thống, rất nhiều đồng bào hàng ngày đến nhà thờ làm lễ. A Hông Nhà thờ đạo I-xlam phố Ngưu Doãn Quốc Phương giới thiệu rằng:

"Nhà thờ đạo I-xlam phố Ngưu mỗi ngày tổ chức làm lễ 5 lần, mỗi lần có khoảng 100-150 người tham gia. Cứ đến ngày thứ 6, thì có xấp xỉ 500-600 người, có khi tới 700-800 người đến làm lễ; vào tết Ít An-phít (Id al-Fitr), thì có hơn 2000 người đến làm lễ."

A Hông Doãn Quốc Phương nói, hàng tuần, anh Trương Liên Từ, cán bộ dân tộc Hồi của cộng đồng phố Ngưu đều đến nhà thờ thăm a hông, và chuyện trò với các tín đồ I-xlam làm lễ ở nhà thờ, lắng nghe ý kiến của họ đối với môi trường cộng đồng, và sẵn sàng giúp đỡ họ nếu họ gặp khó khăn. Anh Từ phản ánh kịp thời những ý kiến anh thu thập được cho người quản lý cộng đồng, để giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn nhất.

Trước khi làm lễ, các tín đồ đạo I-xlam đều phải tắm, cho nên họ có nhu cầu dùng nước khá lớn. Để tạo thuận tiện cho cuộc sống tôn giáo của tín đồ đạo I-xlam ở cộng đồng, các cán bộ ở cộng đồng phố Ngưu tích cực liên hệ với các cơ quan hữu quan của chính quyền, đảm bảo nhu cầu dùng nước của nhà thờ đạo I-xlam phố Ngưu.

Cộng đồng phố Ngưu rất coi trọng giáo dục. Đến Ngày nhà giáo hàng năm, các thầy cô giáo của trường học đều nhận được quà tặng đến từ cộng đồng. Sau đợt thi đại học, tất cả học sinh thi đỗ đại học đều nhận được học bổng đến từ cộng đồng.

Năm ngoái, cộng đồng phố Ngưu có 54 học sinh thi đỗ đại học. Ông Tiền Đức Tài, người dân tộc Hồi, cư trú ở phố Ngưu suốt cả đời xúc động nói:

"Trước kia, ở phố Ngưu chỉ có mấy sinh viên, mà hiện nay đã có rất nhiều. Ví dụ, trong ngôi nhà tôi ở đã có mấy sinh viên, trong đó có sinh viên trường Đại học Thanh Hoa, trường Đại học Bắc Kinh. Tình hình trước kia không thể so sánh với tình hình hiện nay."

Vì cộng đồng phố Ngưu có nhiều đồng bào dân tộc, nên việc đào tạo cán bộ dân tộc cũng là một công tác quan trọng của người quản lý cộng đồng. Hàng năm, cộng đồng phố Ngưu đều tuyển một số sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp đại học. Ngoài học một số kiến thức về dân tộc và tôn giáo ra, những thanh niên này còn phải thường xuyên đi thăm cư dân.

Anh Kiều Thế Dân, người dân tộc Hồi, đến từ khu vực miền tây bắc Trung Quốc vừa đến cộng đồng phố Ngưu công tác không lâu. Nói về công tác của mình, anh Dân có nhiều xúc cảm. Anh nói:

"Quê tôi cũng là khu vực tập trung cư dân dân tộc Hồi. Tôi mong góp sức mình cho công tác đoàn kết dân tộc. Ở đây tôi có thể cảm thấy sâu sắc quan hệ hài hoà giữa dân tộc Hồi và dân tộc Hán. Tập thể này cũng tạo nhiều cơ hội cho thanh niên."

Ở cộng đồng phố Ngưu còn có đồng bào dân tộc Hán, dân tộc Mãn và một số dân tộc khác. Tuy họ có tín ngưỡng và thói quen cuộc sống khác nhau, nhưng họ thông cảm lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, và cùng giữ gìn trật tự cuộc sống hài hòa, ổn định ở cộng đồng phố Ngưu.