Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-08 11:07:01    
Khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN làm thế nào để mang lại lợi ích cho cả song phương

cri
Năm 2005 , việc thiết lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN (CAFTA) khiến mọi người chú ý đã bước sang giai đoạn vận hành mang tính thực chất . Sở sĩ việc này đã gây nên sự chú ý của mọi người , chủ yếu là vì : đó là khu mậu dịch tự do đầu tiên được thiết lập giữa Trung Quốc và ASEAN cùng khu vực bên ngoài , là một thị trường to lớn có 1,8 tỷ người tiêu dùng , là một trong những đánh dấu quan trọng nói lên sự phát triển nhanh chóng của nhất thể hóa kinh tế khu vực . Hiện nay , người ta (đặc biệt là những người trong khu vực này) ngày càng quan tâm tới những biến đổi mới bởi việc thiết lập khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN cũng như quan tâm CAFTA làm thế nào mới có thể thực hiện mục đích dự định là mang lại lợi ích cho cả song phương .

Nhất thể hóa kinh tế khu vực phát triển rầm rộ

Kể từ thập niên 80 thế kỷ 20 đến nay , xu hướng cùng tồn tại và phát triển của khu vực hóa và toàn cầu hóa đã trở thành đặc điểm cơ bản của lĩnh vực kinh tế và thương mại thế giới . Một là việc thành lập và vận hành Tổ chức thương mại thế giới (WTO)đã thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế không ngừng phát triển vào chiều sâu ; trên thế giới ngày càng ký nhiều hiệp định mậu dịch tự do mang tính chất song phương và khu vực , thiết lập khu mậu dịch tự do (FTA) , tập đoàn mậu dịch khu vực các loại được phát triển sôi nổi tại các nơi trên thế giới , dấy lên cơn sóng nhất thể hóa kinh tế khu vực . Trước hết xin nói về FTA cùng mối quan hệ giữa FTA với WTO , tại sao FTA hiện nay được phát triển nhanh chóng như vậy .

FTA là gì ?

FTA ( Free Trade Agreement ) có nghĩa là hiệp định mậu dịch tự do , là sự sắp xếp mậu dịch mang tính chất khu vực nhằm thực hiện tự do hóa mậu dịch giữa hai nước hoặc hai nước trở lên ( bao gồm khu vực thuế quan độc lập ) theo quy tắc của Tổ chức thương mai thế giới (WTO). Khu vực được hình thành bởi các bên ký kết hiệp định mậu dịch tự do gọi là khu mậu dịch tự do ( tức Free Trade Agreement : FTA) . Nội dung của FTA không những bao gồm tự do hóa và tiện lợi hóa mậu dịch hàng hóa , mà còn đề cập tới sự cam kết lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực như : dịch vụ , đầu tư , việc mua sắm của chính phủ , bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ v.v , FTA trên nghĩa rộng cũng được gọi là hiệp định hợp tác kinh tế :(Economic Partnership Agreement: EPA).

Điều thứ 24 của GATY trong khuôn khổ pháp luật WTO và điều thứ 5 của GATS được xác định trong vòng đàm phán U-ru-goay là cơ sở pháp lý chủ yếu của FTA . Song cũng có một số khu mậu dịch tự do (FTA) gồm trăm phần trăm các nước đang phát triển thì được thành lập theo ' Điều khoản ủy quyền ' của GATT / WTO . Theo quy tắc của WTO , FTA có thể thành lập một cách ngoại lệ theo nguyên tắc là nước hưởng chế độ tối huệ quốc trong tình hình phù hợp với ba điều kiện sau đây : một là không tăng thêm chướng ngại mậu dịch đối với các nước ngoài khu vực ; hai là xóa bỏ tất cả mọi chướng ngại mậu dịch giữa các thành viên trong khu vực ; ba là toàn bộ đàm phán phải hoàn thành trong vòng 10 năm . Nhưng , nếu xuất hiện tình hình tăng thêm chướng ngại mậu dịch nhằm vào khu vực bên ngoài bởi việc thành lập FTA , thì bị coi là vi phạm quy tắc của WTO . FTA được thành lập theo ' điều khoản ủy quyền ' thì có thể hưởng sự sắp xếp đặc biệt thông thoáng hơn so với FTA thường .

Về mối quan hệ giữa FTA và tự do hóa mậu dịch toàn cầu theo sáng kiến của WTO , đó là mối quan hệ bổ khuyết cho nhau và tác động lẫn nhau . Sự sắp xếp mậu dịch khu vực không vi phạm quy tắc của WTO sẽ có lợi cho thúc đẩy tự do hóa mậu dịch toàn cầu . Nguyên nhân trong đó là : việc thiết lập FTA có thể cung cấp nhiều cơ hội lựa chọn cho các thành viên trong việc thực hiện tự do hóa mậu dịch và đầu tư ;hai là có thể lấp chỗ trống và khiếm khuyết của hệ thống mậu dịch đa phương thuộc Tổ chức thương mại thế giới , tích lũy kinh nghiệm cho việc thúc đẩy tự do hóa toàn cầu ; ba là có lợi cho việc giảm thiểu tầng thứ trong đàm phán mậu dịch đa phương , nâng cao hiệu suất vận hành của cơ chế WTO ; bốn là có thể kiềm chế chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch của đối tác thương mại .