Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-07 13:39:40    
Thưởng thức phong cảnh non nước độc đáo ở Võ Di Sơn

cri

Nghe Online

Nói về cảnh đẹp của Võ Di sơn, trong cuốn sách của một nhà văn TQ đã dẫn lại lời của một cụ già người My như sau: "Nếu tôi bị lạc đường tại một nơi nào đó trên thế giới, thì xin hãy đưa tôi về Võ Di Sơn của tỉnh Phúc Kiến TQ". Trái núi đã khiến cụ già người Mỹ say mê này nằm ở miền đông nam TQ, được gọi là "Kỳ tú giáp đông nam". Tức đẹp kỳ diệu nhất miền đông nam. Vào cuối thế kỷ trước, trái núi nổi tiếng này của TQ đã được thế giới công nhận, được tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc đưa vào danh mục di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới.

Võ Di Sơn có dòng suối vây quanh, dọc bên bờ suối là núi cao vách đứng ngả bóng trên mặt nước trong xanh, hình thành một bức tranh sơn thủy đẹp kỳ diệu. Giám đốc Sở du lịch thành phố Võ di sơn Dư Trạch Lan nói:

"Một đặc điểm lớn nhất của Võ Di Sơn là núi và nước kết hợp rất hài hòa với nhau, Du khách đến đây khi ngẩng đầu thì thấy cảnh núi non trùng điệp, cúi nhìn xuống là dòng nước trong xanh tuôn chảy róc rách, gây cho ta một cảm giác thực sự thể nghiệm thú du sơn ngoạn thủy ".

Võ Di Sơn có khá nhiều khu phong cảnh non nước, mà Thiên Du Phong là một trong số này. Ở Võ Di Sơn có một câu tục ngữ là "Không leo lên Du Sơn thì thật uổng phí chuyến du lịch". Khi du khách đứng trên Thiên Du Phong dõi về bốn phía, không những sẽ nhìn thấy tư thế ngạo nghễ của các đỉnh núi ở xung quanh, mà dòng nước Cửu Khúc Khê ở dưới chân núi cũng hiện rõ dưới tầm mắt.

Thiên Du Phong thực ra là một khối đá liền cao to dựng đứng, nó bằng phẳng như được dày công gọt đẽo, cao hơn 500 mét, rộng hơn 1000 mét, là khối nham thạch lớn nhất trong khu phong cảnh Võ Di Sơn. Do trải qua nhiều năm mưa gió, bàn tay vô hình của thiên nhiên đã để lại rất nhiều dấu vết dòng nước chảy trên vách đá. Đứng ở dưới vách đá nhìn lên, những vết tích trên vách đá này được phân chia rất rõ ràng, hình dạng chẳng khác nào những dải vải giăng phơi trên vách đá, nên người ta mới gọi nó là "Nham phơi vải". Còn ở giữa lưng trừng vách đá có mấy vết lõm sâu với hình dạng như bàn tay người, nên được gọi là "Đỉnh tay tiên". Chị hướng viên nói với chúng tôi rằng, về lai lịch của nham phơi vải và đỉnh tay tiên thì trong dân gian Võ Di Sơn còn có một truyền thuyết như sau:

"Hai tên gọi này được đặt ra từ truyền thuyết. Ngày xưa, khi một vị đại tiên chân đất gánh vải vóc qua đây, đã để lại vải và dấu tay tại đây, nên người ta mới đặt cho hai nơi này cái tên như vậy ".

1  2