Sau khi trải cơn đau bởi đám cháy ở Tây Ban Nha hồi tháng 9 năm ngoái và cuộc "thanh tra trong nháy nháy" ở Nga hồi tháng 3 năm nay, Giầy dép của thành phố Ôn Châu TQ lại một lần nữa hướng tầm mắt và thị trường Trung Á, mong thông qua đó để ổn định thị phần tại thị trường châu Âu.
Mười mấy năm trước những mặt hàng với dòng chữ "Ôn Châu chế tạo" đã từng thông qua đường bộ Tân Cường để đi vào Trung Á, thế nhưng sau khi khai thác thị trường châu Âu có sức mua mạnh hơn, các thương gia Ôn Châu không bao lâu đã bỏ qua con đường này. Song nhiều dấu hiệu gần đây cho thấy Giầy dép Ôn Châu lại một lần nữa được chuyển tới Tân Cương, mong thông qua 16 cửa khẩu với 8 nước Trung Á để tìm ra một thị trường an toàn và ổn định.
Thành phố Ôn Châu ở miền đông TQ được mệnh danh là "mẫu mực" của TQ chế tạo, mười mấy năm qua với mô hình sản xuất chủ yếu là các doanh nghiệp gia công nhỏ đã khiến cho hàng hóa nơi đây nhanh chóng đi vào thị trường quốc tế với ưu thế giá rẻ.
Thế nhưng Giầy dép Ôn Châu đã đi qua một chặng đường gập ghềnh. Trong gần 5 năm trở lại đây Giầy dép Ôn Châu đã gặp không ít trắc trở ở nước ngoài, chính sách "thanh tra trong nháy nháy" của Nga là nguyên nhân trực tiếp buộc các thương gia Ôn Châu phải xem xét lại "con đường tơ lụa".
Một thương gia Ôn Châu kinh doanh tại thành phố U-rum-xi Tân Cương cho biết chính sách "thanh tra trong nháy nháy" đã làm cho Giầy dép Ôn Châu không thể vận chuyển theo con đường biển, mà phải thông qua con đường bộ qua Tân Cương để đi vào thị trường Nga, do có ưu thế là ổn định nên không bị tác động lớn.
Một người phụ trách giấu tên của Phòng thương mại Ôn Châu tại Tân Cương cho biết, thái động cứng rắn của Chính phủ Nga đối với "thanh tra trong nháy nháy" đã buộc Giầy dép Ôn Châu từ bỏ con đường vận tải biển mà quay trở lại với đường bộ để đi vào Trung Á. Kết quả này làm cho các thương gia Ôn Châu không thể không nuối tiếc, bởi vì trước đó họ từng có ý định từ bỏ con đường này. Việc Giầy dép Ôn Châu từ bỏ con đường vận tải biển để quay lại với con đường bộ là một sự lựa chọn bắt buộc không còn cách nào khác.
Các nhà quan sát cho rằng chính vì trải qua vài cuộc bể dâu nói trên đã khiến cho Giầy dép Ôn Châu nhanh chóng hội nhập vào thị trường Quốc tế. Một số doanh nghiệp chủ lực của Ôn Châu đã buộc phải từ bỏ thị trường Nga do chính sách "thanh tra trong nháy nháy" mà chuyển sang các nước Trung Á và châu Âu. Các doanh nghiệp Ôn Châu đã tận dụng sự tiện lợi của các nước đông Âu giáp với các nước Liên minh châu Âu để mở rộng thị phần tại Liên minh châu Âu.
Các nhà kinh tế cho rằng việc Giầy dép Ôn Châu trở lại với Trung Á có thể chỉ là một số biện pháp bắt buộc trong tình hình đặc biệt mà thôi, chứ không thể giải quyết vấn đề về căn bản. Giầy dép Ôn Châu muốn thực sự bựt khỏi sự rủi ro của "chính sách thanh tra trong nháy nháy" thì cần phải tham khảo con đường khả thi là thành lập công ty chính thức tại nước tiêu thụ, tuyển dụng lao động địa phương và để cho nước sở tại xử lý các công việc.
|