Hang đá Đôn Hoàng nổi tiếng thế giới. Di sản văn hóa thế giới nằm trên sa mạc tây bắc Trung Quốc này sau khi được mọi người biết đến từ đầu thế kỷ trước không những đã trở thành khu du lịch mà còn thu hút rất nhiều chuyên gia học giả hiến dâng cả đời mình cho việc nghiên cứu. Bà Phạn Cẩm Thi, một học giả TQ 66 tuổi là một trong số đó.
Bà Phạn Cẩm Thi là vị giám đốc thứ 3 của Viện nghiên cứu Đôn Hoàng. Trong 41 năm qua bà đã làm rất nhiều công việc để bảo vệ hang đá Mạc Cao Đôn Hoàn. Theo như lời bà nói, Đôn Hoàng đã gắn chặt với cuộc đời bà.
Năm 1963, sau khi tốt nghiệp khoa khảo cổ Trường Đại học Bắc Kinh, bà Phạn Cẩm Thi 25 tuổi đã đến với Đôn Hoàng hoang vắng này. Tuy những pho tượng và tranh bích hoạ xinh đẹp của Đôn Hoàng khiến bà vôn cùng thán phục, nhưng điều kiện nghiên cứu sơ sài, cuộc sống thường ngày hết sức gian khổ đã vượt ra ngoài sự tưởng tượng của bà, lúc đó nơi đây không có điện, nước sinh hoạt nhiếm mặn rất cao, mùa hè nóng nực nhưng với tinh thần hiến dâng cho sự nghiệp đã giữ bà ở lại nơi đây.
Trong hơn 40 năm sau này, nghiên cứu và bảo vệ Đôn Hoàng đã trở thành nội dung cốt lõi trong cuộc sống của bà. Bà rất am hiểu đối với mỗi hang ở Đôn Hoàng, am hiểu hiện trạng bảo tồn và tiến triển nghiên cứu của mỗi hang quan trọng ở đây. Thế nhưng càng am hiểm đối với Đôn Hoàng bao nhiêu thì bà lại càng lo lắng bấy nhiêu. Bà nói, các biện pháp bảo vệ mà chúng tôi áp dụng hiện nay như vật lý, hóa học, công trình...trên thực tế chỉ có thể kéo dài tuổi thọ của Đôn Hoàng mà thôi, nhưng xu thế thoái hóa của nó là không thể cản trở được. Bởi vì có sự tác động của tự nhiên, chẳng hạn như gió cát, động đất, thấm nước, một khi xảy ra thì biết làm thế nào. Đây là điều mà con người chúng ta không thể ngăn cản được.
Lập hồ sơ lưu trữ là một nội dung quan trọng trong công tác bảo vệ Đôn Hoàng. Năm 2003, bà Phạn Cẩm Thi đề ra ý tưởng "Đôn Hoàng kỹ thuật số" và bắt đầu áp dụng. Theo ý tưởng này, những cổ vật xinh đẹp của Đôn Hoàng sẽ được ghi lại bằng hình ảnh kỹ thuật số, du khách không cần phải vào hang là có thể thưởng thức một cách tỷ mỉ khó báo nghệ thuật này tại rạp chiếu kỹ thuật số Đôn Hoàng, biết được bối cảnh lịch sử văn hoá Đôn Hoàng, như vậy rút ngắn thời gian dừng chân trong hang đá của du khách. Đôn Hoàng ký thuật số muốn hoàn thành toàn diện không những phải đầu tư gần 300 triệu nhân dân tệ mà còn phải mất thời gian rất lâu.
Là một cán bộ nghiên cứu và quản lý Đôn Hoàng, bà Phạn Cẩm Thi đã có thành tích nổi bật. Hiện nay bà đã cho xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu khoa học về Đôn Hoàng, và dưới sự chủ trì của bà, Viện nghiên cứu Đôn Hoàng đã hình thành lý luật và phương pháp bảo vệ khoa học các hang đá, chẳng hạn như tiến hành đánh giá chất lượng khoa học môi trường của Đôn Hoàng cũng như của các hang đá; tìm tòi nguyên nhân xâm hại của các bức bích hoạ, cung cấp tài liệu cơ bản và dữ liệu khoa học cho công tác bảo vệ... Xây dựng biện pháp quản lý du lịch vào hang một cách nghiêm ngặt. Mặc dù vậy, bà Phạn Cẩm Thi vẫn cảm thấy chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ, đặt biệt là cảm thấy mình vẫn am hiểu quá ít đối với những cổ vật có hàng nghìn năm lịch sử.
|