Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-04 14:33:09    
Kỵ hổ nan hạ

cri

Nghe Online

Năm hàm hòa thứ 3 Tấn Thành Đế, tức năm 328 công nguyên, tướng giữ thành Lịch Dương là Tô Tuấn và tướng giữ thành Thọ Xuân là Tổ Ước, cùng hợp binh nổi loạn đánh vào kinh thành Kiến Khang với danh nghĩa trị kẻ có tội là trung thư lệnh Dũ Tín đang phò tá Tấn Thành Đế.

Trong lúc nguy cấp, thứ sử Giang Châu là Ôn Kiều đã đứng ra liên hợp với Dũ Tín lúc đó đang lánh nạn tại Giang Châu, cùng đề cử thứ sử Kinh Châu là trinh tây đại tướng quân Đào Khản làm thủ lĩnh để dẹp quân phiến loạn. Nhưng do quân phiến loạn thế mạnh người đông, Đào Khản liên tiếp bị thua mấy trận liền, tình hình lương thảo lại gặp khó khăn. Nên nảy sinh tâm trạng lo sợ mới trách hỏi Ôn Kiều rằng: "Ban đầu khi khởi binh, ông nói ông có nhiều binh lắm tướng, lương thảo sung túc, chỉ cần tôi ra làm bang chủ là được. Nhưng hiện nay tướng ở đâu? Lương thảo ở đâu? Nếu không có lương thảo thì tôi chỉ còn cách rút quân về, đợi khi nào có đủ lương thảo hãy đánh ".

Ôn Kiều nghe xong điềm nhiên đáp: "Ông nghĩ như vậy là lầm to, muốn thắng kẻ địch thì điều chủ yếu là phải có tinh thần đoàn kết, Lưu Tú và Tào Tháo trước kia sở dĩ có thể lấy ít thắng nhiều là bởi lẽ họ là đội quân chính nghĩa. Còn Tô Tuấn và Tổ Ước là hạng người hữu dũng vô mưu, mượn danh lừa người, chúng ta nhất định sẽ đánh bại chúng. Hiện nay nhà vua đang gặp nạn, nước nhà đang trong cơn nguy khốn, chúng ta không thể nửa chừng bỏ dở. Ông hiện như đang cưỡi trên lưng thú, không đánh chết nó thì làm sao mà xuống được? Nếu bây giờ ông rút quân về thì tất ảnh hưởng tới dũng khí của quân lính ". Đào Khảm nghe xong đành phải làm theo kiến nghị này và cuối cùng đã giành được thắng lợi.

Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ này để ví về hiện tượng đang làm việc thì gặp khó khăn, do tình thế bức bách mà việc không thể không làm.