Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-04-04 09:32:42    
Bạch Khố Dao ở vùng núi xa xôi

cri

Nghe Online

Ở Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây miền nam Trung Quốc có một bản làng dân tộc Dao, đồng bào Bạch Khố Dao—một chi nhánh dân tộc Dao cư trú ở bản làng này.

Sở dĩ chi nhánh này được gọi là "Bạch Khố Dao" là vì họ thích mặc quần màu trắng. "Bạch Khố Dao" là một trong những chi nhánh của dân tộc Dao. Bản làng Man Giáng dân tộc Dao là một bản làng Bạch Khố Dao rất điển hình. Đến bản làng, chúng tôi nhìn thấy đồng bào ở đó đều mặc quần màu trắng, họ sống cuộc sống thoải mái ở vùng núi xa xôi.

Trong bản làng Man Giáng chỉ có hơn 40 gia đình, chúng tôi phát hiện, đàn ông và đàn bà ở đây phần lớn đều có một mái tóc đen nhánh. Anh Lục Thành Trung, trưởng làng, bảo cho chúng tôi biết bằng tiếng dân tộc Dao:

"Sau khi kết hôn tròn ba năm, đàn ông dân tộc Dao chúng tôi bắt đầu để tóc dài. chúng tôi không dùng nước gội đầu, mà dùng nước vo gạo khi cất rượu để gội. Tóc được gội bằng nước vo gạo thì đen nhánh."

Đối với đồng bào dân tộc Bạch Khố Dao mà nói, cuộc sống không thể không có rượu. Anh Trung nói, hầu như gia đình nào trong bản làng cũng cất rượu. Vì anh cất rượu nếp rất giỏi và có tiếng tăm ở địa phương, nên mỗi khi đi chợ, anh thường mang một ít rượu nếp ra chợ bán.

Văn hóa chợ của đồng bào Bạch Khố Dao cư trú ở vùng núi xa xôi rất đặc sắc. Phiên chợ thông thường chia thành chợ sáng và chợ đêm, chợ sáng chủ yếu nhằm mục đích trao đổi sản phẩm, chợ đêm thì nhằm mục đích giao lưu tình cảm. Anh Trung bảo cho chúng tôi biết:

"Đi chợ là một việc chúng tôi thích nhất. Mỗi lần đi chợ, chúng tôi đều mặc quần áo đẹp đẽ tự mình dệt may, đi bộ mười mấy cây số đến nơi. Chúng tôi không những đi chợ ban ngày, còn đi chợ ban đêm, chợ đêm chủ yếu là nơi thanh niên nam nữ giao lưu tình cảm."

Trong phiên chợ sáng, đồng bào Bạch Khố Dao bày các thứ mang từ nha ra như rượu nếp, rau cải và hoa quả để bán. Trong chợ đâu đâu cũng thấy thần sắc thật thà, tiếng cười ha hả, và niềm vui gặp nhau của những bạn cũ lâu lắm không gặp. Chúng tôi có cảm giác hình như đồng bào đi chợ không phải nhằm mục đích buôn bán, mà nhằm mục đích tìm niềm vui bằng các hình thức.

Bầu không khí chợ sáng đông vui náo nhiệt bao nhiêu, thì chợ đêm êm ả đầm ấm bấy nhiêu. Thanh niên nam nữ tụm ba tụm bẩy hát đối, giao lưu tình cảm với nhau bằng tiếng hát. Sau một bài hát, có thể hai người sẽ kết duyên với nhau. Anh Trung và vợ anh Lục Tiểu Muội chính là kết duyên trong chợ đêm. 10 năm về trước, anh Trung và chị Muội làm quen nhau sau khi hát đối trong chợ đêm, sau đó chị Muội đã lấy anh Trung làm chồng.

Cây Niêm Cao là một loại cây sinh trưởng ở khu vực đồng bào Bạch Khố Dao sinh sống, là một thứ không thể thiếu được khi đồng bào Bạch Khố Dao may quần áo. Điều lý thú là, nơi đồng bào Bạch Khố Dao sinh sống càng tập trung, phong tục được bảo tồn càng hoàn hảo, thì cây Niêm Cao sinh trưởng càng nhiều càng to. Từng có người đem trồng ở nơi khác, nhưng đều bị thất bại. Cây Niêm Cao hình như chỉ nghe hiểu tiếng nói của đồng bào Bạch Khố Dao, không nghe thấy tiếng nói quen thuộc, chúng từ chối sinh trưởng.

Sau khi lấy nhựa từ cây Niêm Cao, Chị Muội và các bạn cho thêm mỡ bò vào. Khi may quần áo, họ dùng bút đặc biệt vẽ một số đồ án trên vải trắng, trải qua mấy công đoạn nhuộm, đun, ngâm, phơi khô, vải có màu sắc màu đen và màu trắng xen kẽ với nhau, sau đó họ thêu một số hoa văn trên vải. May một bộ quần áo Bạch Khố Dao thường phải trải qua trên 30 công đoạn.

Vào ngày trời đẹp, phụ nữ trong bản làng đến bờ suối giặt quần áo và chuyện trò. Gia đình nào đẻ sinh đôi, ai và ai kết duyên sau bữa hát đối, những tin tức này đều từ đây lan truyền đi khắp nơi. Nói là giặt quần áo, thực ra là tham gia một buổi liên hoan vui vẻ.

Các chuyên gia xã hội học phát hiện, ở khu vực cư trú của đồng bào Bạch Khố Dao vẫn còn lại những dấu hiệu văn hoá xã hội của giai đoạn quá độ từ xã hội mẫu hệ sang xã hội phụ hệ. Dưới sự nỗ lực của các giới xã hội, bản làng Man Giáng dân tộc Dao đã xây dựng một Nhà bảo tàng sinh thái để bảo tồn phong tục tập quán đặc biệt ở đây. Anh Trung bảo cho chúng tôi biết, nhóm Bạch Khố Dao chỉ có hơn 30 nghìn dân, phần lớn cư trú ở các bản làng xung quanh. Hiện nay, rất nhiều du khách thích sang đây du lịch, những thanh niên Bạch Khố Dao cũng bắt đầu ra bên ngoài đi làm. Một số phong tục tập quán kéo dài hàng trăm năm đã dần dần mất đi một cách không thể tránh khỏi, và một số vẫn được bảo tồn. Anh Trung chỉ một hộ gia đình cài rơm trên cánh cửa và bảo cho chúng tôi biết, rơm có nghĩa là trong gia đình này có người bị ốm hoặc có chuyện gì xẩy ra, và gia đình này đóng cửa từ chối khách đến thăm trong thời gian này. Anh nói, tiêu chí cổ xưa này đã kéo dài ở bản làng hàng trăm năm, cho đến bây giờ.

Đối với dân tộc Dao không có chữ viết mà nói, có lẽ bất cứ cái gì cũng có thể biến thành ngôn ngữ, bất cứ cái gì cũng có thể bày tỏ, chỉ cần chăm chú lắng nghe, nhìn và cảm thụ.