Theo Tân hoa xã: Khu vực miền trung TQ có nguồn nhân lực dồi dào đã lập nên một số thương hiệu lao động nổi tiếng như "Bảo an Lục An", "Tài xế ta-xi Huyện Du", "Đầu bếp Trường Hằng", "Kiến trúc Lâm Châu"...Những thương liệu xuất khẩu lao động nổi tiếng cả nước này hiện đang phát huy hiệu ứng noi gương, hướng dẫn trào lưu lao động nông dân từ loai hình số lượng chuyển sang loại hình chất lượng.
Tại thành phố Thâm Quyến có hơn 30 nghìn nhân viên bảo vệ là người thành phố Lục An tỉnh An Huy, 60% tài xế ta-xi là người Huyện Du tỉnh Hồ Nam; Huyện Trường Hằng-quê hương của đầu bếp ở tỉnh Hà Nam hiện có 23 nghìn đầu bếp tại khắp mọi miền đất nước, thành phố Lâm Châu-quê hương của ngành xây dựng có 145 nghìn người đang hoạt động sôi nổi trên các dàn giáo trong cả nước.
Hiện nay những người giúp việc trước khi rời quê đều phải trải qua sự tập huấn miễn phí. Điều này là nhờ có "công trình ánh nắng" của nhà nước thực thi từ nửa cuối năm ngoái. Công trình này lần đầu tiên đưa việc tập huấn cho lao động nông dân và chương trình nghị sự của các cấp chính quyền. Tại vùng nông thôn tỉnh An Huy, đầu đâu cũng trông thấy những biển quảng cáo tuyển sinh của các cơ cấu tập huấn dân lập. Theo qui định, các cơ cấu tập huấn chỉ được nhận một khoản chi phí 250 nhân dân tệ từ chính quyền địa phương sau khi tập huấn miễn phí cho nông dân và xúc tiến họ chuyển dịch nghề nghiệp.
Hiện nay trong xã hội đã hình thành bầu không khí nồng đậm giúp đỡ nông dân chuyển dịch ngành nghề. Ông Lưu Bang An, chánh văn phòng "công trình ánh nắng" của tình An-huy đã cho biết như vậy. Theo điều tra, những nông dân sau khi trải qua tập huấn đều có thu nhập bình quân gần 2 nghìn tệ/năm sau khi tới nơi khác làm việc. Thành phố Lục An nổi tiếng là quê hương tập võ, có nhiều quân nhân xuất ngũ đã tự phát hình thành "cái nôi của nghề bảo vệ". Đầu năm nay địa phương đã mở "trường dạy thư ký cấp cao", bồi dưỡng cho những người làm nghề bảo vệ biết lái xe, biết công văn, tuyển 100 học viên, khi chưa tốt nghiệp đã nhận được hợp đồng tuyển dụng 300 lao động từ Quảng Đông. Từ bảo an tới thư ký cấp cao, người Lục An đang từ loại hình lao động chân tay sang loại hình kỹ năng. Giáo sư Trường Đại học Vũ Hán Đặng Đại Tùng nói, một số địa phương xuất hiện "cơn khát lao động" đột ngột đã thể hiện sự khan hiếm đối với lao động loại hình kỹ năng, buộc phải nâng cấp lao động, bởi vậy việc tập huấn đào tạo cần phải đi lên con đường chuyên môn hoá và tập trung hoá. Các nơi cần phải phát huy ưu thế nhân văn địa phương, bồi dưỡng ra những thương hiệu nổi tiếng.
Huyện Du tỉnh Hồ Nam có hơn 38 nghìn lái xe ta-xi năm ngoái đã đào tạo miễn phí cho 2 nghìn lái xe ta-xi, người Huyện Du đã lái ta-xi tới tận La-sa Tây Tạng. Huyện Trường Hằng tỉnh Hà Nam năm ngoái đầu tư hơn 100 triệu nhân dân tệ để xây dựng Học viện nấu nướng, xúc tiến các đầu bếp loại hình thợ sang loại hình tri thức.
Sáu tỉnh vùng miền trung TQ hiện có hơn 46 triệu lao động đang làm việc ở tình ngoài, một số quê hương của may mặc, thợ hàn, thợ tiện ...cũng đang nổi lên. Huyện Tân tỉnh Hà Nam trọng điểm tập huấn cho những lao động xuất khẩu, có hơn 2 nghìn lao động đã ra nước ngoài làm việc.
|