Nghe Online
Còn vài ngày nữa là đến Tết Thanh Minh cổ truyền của dân tộc Trung Hoa . Về thời tiết , Thanh Minh là một trong 24 tiết trong năm ; Về ngày lễ , Thanh Minh là ngày cúng giỗ gia tiên .
Tết Thanh Minh đến , mùa xuân cũng vừa tới , mọi người tinh thần sảng khoái . Công tác đồng áng bắt đầu , gieo hạt cày cấy vào mùa xuân , làm lễ cúng gia tiên , tưởng nhớ tổ tiên cũng vào mùa xuân .
Tết Thanh Minh là một ngày tết cổ truyền quan trọng trong dân gian Trung Quốc , thường vào ngày 5 tháng 4 dương lịch . Về cội nguồn của Tết Thanh Minh , tương truyền bắt đầu từ lễ nghi cúng tế mồ mả của vua và quan thời cổ đại Trung Quốc , về sau dần dần truyền vào dân gian . Hoạt động viếng mộ cúng gia tiên vào ngày này truyền từ thời đại này sang thời đại khác , trở thành một phong tục cố định của dân tộc Trung Hoa .
Trước khi giới thiệu Tết Thanh Minh , chúng tôi xin giới thiệu với qúy vị và các bạn Tết Hàn Thực , ngày tết rất nổi tiếng trong thời cổ đại Trung Quốc .
Tết Hàn Thực là một ngày tết quan trọng trong thời cổ đại Trung Quốc , thời gian xuất hiện của nó là thời kỳ nhà Thương và Chu 4000 năm về trước . Phong tục chủ yếu trong Tết Hàn Thực là không cho phép đốt lửa nấu cơm , chỉ được ăn đồ nguội .
Về lai lịch của Tết Hàn Thực , sớm nhất được ghi trong văn hiến Đông Hán . Tương truyền Trùng Nhi , công tử nước Tấn thời Xuân Thu Chiến Quốc lưu vong nước ngoài , hiền thần Giới Tử Suy không ngại gian nan cực khổ , luôn luôn ở bên cạnh Trùng Nhi . 19 năm sau , Trùng Nhi trở về nước Tấn và được lên ngai vàng , tức Tấn Văn Công .
Tấn Văn Công thưởng công cho quần thần , nhưng lại quên hẳn Giới Tử Suy . Giới Tử Suy khinh bỉ những đại thần tranh giành quyền lợi , cũng không muốn gặp mặt Tấn Văn Công vọng ân bội nghĩa , bèn cõng mẹ già đi vào núi Miên ở ẩn .
Anh : Về sau , Tấn Văn Công nghĩ đến công lao của Giới Tử Suy , hết sức hối hận , đích thân vào núi Miên tìm Giới Tử Suy , nhưng không tìm thấy . Có người hiến mưu : đốt rừng . Giới Tử Suy là một người có hiếu , nhất định không nỡ để mẹ bị chết thiêu , sẽ cõng mẹ ra khỏi rừng núi .
Nhưng sau khi lửa tắt , Tấn Văn Công nhìn thấy Giới Tử Suy và mẹ chết trong tư thế ôm một cây liễu .
Tấn Văn Công vô cùng đau lòng , ra lệnh coi ngày Giới Tử Suy mất là Tết Hàn Thực . Về sau , cứ đến ngày này hàng năm , cấm không được đốt lửa nấu ăn , chỉ được ăn đồ nguội , để tưởng nhớ Giới Tử Suy .
Về Ngày Hàn Thực cụ thể là ngày nào , có nhiều cách nói . Thông thường cho rằng Tết Hàn Thực vào ngày trước một hoặc hai ngày Tết Thanh Minh . Vì vậy , Tết Hàn Thực và Thanh Minh liền nhau , cho nên có nhiều phong tục tập quán tương đồng , ví dụ : cúng tế và tảo mộ v v...
Nhất là sau nhà Đường và nhà Tống , Tết Hàn Thực và Thanh Minh dần dần hợp thành một ngày tết , và lấy tên Thanh Minh đặt tên chung cho cả hai tết , trở thành một ngày lễ mang tính toàn quốc , cúng giỗ gia tiên và đạp thanh là những hoạt động chính .
Tết Thanh Minh vốn là một trong 24 thời tiết âm lịch , ở giữa Xuân Phân và Cốc Vũ . Sau Tết Thanh Minh ,vùng nông thôn bắt đầu bước vào giai đoạn bận rộn công việc đồng áng . Vì Tết Thanh Minh vào tháng ba âm lịch , cho nên cũng được gọi là Tết tháng ba ; Vì hoạt động chủ yếu trong Tết Thanh Minh là cũng giỗ tổ tiên , cho nên cũng mang tên Tết Ma .
Sở dĩ Hoạt động cúng giỗ gia tiên trở thành hoạt động chính trong Tết Thanh Minh , có lẽ là vì liên quan tới Xã Nhật thời cổ đại Trung Quốc . Xã nhật chia thành Xuân Xã và Thu Xã , là những ngày cúng tế Thần Đất vào mùa xuân và mùa thu để cầu xin bội thu .
Xuân Xã thường là trước hoặc sau Xuân Phân . Cùng với việc cúng tế thần Đất cũng phải cúng giỗ gia tiên .Hoạt động cúng giỗ tổ tiên trong Tết Thanh Minh có lẽ là diễn biến của phong tục này .
Người Trung Quốc có ý thức kính trọng gia tiên và người thân . Ngay trong thời kỳ nhà Tần và nhà Hán , cúng giỗ gia tiên và tảo mộ đã trở thành hoạt động lễ nghi không thể thiếu . Đến nhà Đường , hoạt động này đã rất thịnh hành ở dân gian .
Trong Tết Thanh Minh , ngoài cúng gia tiên và tảo mộ ra , còn có hoạt động đạp thanh . Đạp thanh trong Tết Thanh Minh liên quan tới phong tục nam nữ thanh niên giao tiếp tự do ở ngoại ô trong Tết Thượng Tị .
Trong thời kỳ Tam Quốc , Tết Thượng Tị được cố định vào ngày ba tháng ba âm lịch . Đến ngày này , người cổ du ngoạn ở bên sông hồ để xua đuổi cái xấu . Về sau dần dần trở thành một ngày tết cố định , và dần dần kết hợp với Tết Thanh Minh , như vậy , đạp thanh đã trở thành một hoạt động quan trọng trong Tết Thanh Minh .
Tết Thanh Minh còn có một phong tục quan trọng , là cắm hoa lá ở trên cửa hoặt trên đầu , phần lớn là cắm cành liễu . Trong nhiều văn hiến , hoạt động cắm cành liễu có nghĩa là cầu xin mưa thuận gió hoà và bội thu .
Về cắm cành liễu , có một truyền thuyết về Giới Tử Suy khiến mọi người xúc động . Tương truyền , năm thứ hai sau khi Giởi Tử Suy chết , Tấn Văn Công cùng quần thần lên núi Miên cúng tế Giởi Tử Suy . Đến trước ngôi mộ của Giởi Tử Suy , nhìn thấy cây liễu mà Giới Tử Suy ôm lấy khi chết đã sống lại .
Tấn Văn Công bẻ một cành liễu uốn thành vòng tròn đội lên đầu tỏ ý kính trọng và tưởng nhớ Giởi Tử Suy , quần thần cũng làm theo . Về sau , mọi người đều rất thích cây liễu . Trong Tết Thanh Minh , có người đan cành liễu thành mũi đội trên đầu , có người đem về cắm trên cánh cửa nhà mình .
Anh : Cắm cành liễu cũng giống như ăn đồ nguội , tảo mộ và đạp thanh , thể hiện nguyện vọng chung của dân tộc Trung Hoa kính trọng gia tiên , thân thích hoà thuận , trong đó chứa chan quan niệm đạo đức và đăc trưng tâm lý đặc biệt của dân tộc Trung Hoa .
Đồng thời , những hoạt động này còn tượng trưng cho nguyện vọng của dân tộc Trung Hoa đối với sinh mạng và đời sống tốt đẹp , đó là ý nghĩa văn hóa sâu rộng của các phong tục tập quán trong Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh .
|