Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-29 16:47:44    
Dân tộc Thái

Xin Hua

Dân tộc Thái là một trong những dân tộc thiểu số Trung Quốc, có hơn một triệu dân, chủ yếu cư trú ở khu vực miền tây tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Dân tộc Thái có lịch sử lâu đời. Tiếng dân tộc Thái thuộc chi nhánh tiếng dân tộc Choang và tiếng dân tộc Thái nhóm tiếng dân tộc Choang và tiếng dân tộc Động ngữ hệ Hán-Tạng. Bốn loại chữ viết dân tộc Thái được sử dụng ở khu vực dân tộc Thái khác nhau.

Tết té nước vui vẻ

Tết té nước là lễ tết truyền thống một năm một lần của dân tộc Thái, diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 dương lịch. Thực ra, Tết té nước là tết dương lịch trong lịch dân tộc Thái, theo lịch dân tộc Thái, năm mới bắt đầu từ tháng 6 trong lịch dân tộc Thái.

Về nguồn gốc của Tết té nước, khu vực dân tộc Thái lưu truyền một câu chuyện như sau: ngày xửa ngày xưa, một quỷ dữ hung ác chiếm đóng khu vực Xíp-xỏng-bản-na vừa có phong cảnh đẹp đẽ vừa có tài nguyên phong phú, và cướp 7 cô gái đẹp làm vợ mình. Cô gái rất căm giận quỷ dữ và cùng nhau bàn kế hoạch giết chết quỷ dữ. Tối hôm đó, cô gái trẻ nhất Nùng Hương dỗ cho quỷ dữ uống nhiều rượu, say mềm, buột mồm tiết lộ nhược điểm chí tử của mình. Hóa ra quỷ dữ không sợ gì cả, chỉ sợ bị thắt cổ bằng tóc mình, bèn Nùng Hương lanh trí cẩn thận nhổ một sợi tóc đỏ của qủy dữ và dùng nó thắt cổ quỷ dữ. Quả nhiên, đầu qủy dữ rơi xuống, biến thành một quả bóng lửa, quả bóng lửa lăn đến đấu, thì lửa lan rộng đến đó. Lầu tre bị thiêu hủy, lúa má bị thiêu cháy. Để dập tắt lửa, Nùng Hương giữ chặt lấy cái đầu của qủy dữ, và sáu cô gái khác thi nhau té nước vào đầu quỷ dữ, cuối cùng dập tắt được lửa vào tháng sáu theo lịch dân tộc Thái. Bà con được hưởng cuộc sống an cư lạc nghiệp. Từ đó, đồng bào dân tộc Thái có tập tục té nước. Hiện nay, tập tục té nước đã trở thành một phương thức để bà con chúc phúc lẫn nhau. Theo đồng bào dân tộc Thái, nước tượng trưng cho thiêng liêng, trong sạch, tốt đẹp và quang minh. Vì có nước, vạn vật trên thế giới mới được sinh trưởng, cho nên nước là thần linh của sự sống.

Khi bắt đầu té nước, cô gái dân tộc Thái vừa lịch sựnói lời chúc phúc, vừa dùng lá tre, cành cây chấm nước trong chậu vẩy theo người đối phương. Đến lúc cao trào, mọi người dùng bát đồng, chậu thau, thậm chí thùng nước để té, đuổi bắt nhau khắp đường phố.

Lầu tre

Lầu tre của đồng bào dân tộc Thái đã có hơn 1400 năm lịch sử. Lầu tre là một loại nhà với hình thức đặc biệt do đồng bào dân tộc Thái sáng tác căn cứ tình hình cụ thể của địa phương.

Lầu tre truyền thống toàn bộ xây bằng tre và cỏ tranh, có hai tầng, tầng dưới dùng để nuôi súc vật gia cầm, chất củi và đồ dùng tạp nham. Tầng trên chia thành hai gian bằng phên tre, gian trong là phòng ngủ của chủ nhà, cấm người khác đi vào. Gian ngoài khá rộng, làm phòng tiếp khách và bếp lửa.

Nhà sư, chùa chiền và tháp

Dân tộc Thái tin theo Phật giáo Tiểu Thừa bắt nguồn từ Ấn Độ cổ xưa. Thế kỷ 3 trước công nguyên, Phật giáo Tiểu Thừa được truyền vào khu vực Xíp-xỏng-bản-na qua Xri-lan-ca, Thái-lan và My-an-ma, cho đến nay đã có hơn 1000 năm lịch sử. Hồi Phật giáo Tiểu Thừa vừa truyền đến khu vực đồng bào dân tộc Thái cư trú, do dân tộc Thái ở đây tin theo tôn giáo nguyên thủy, nên họ chống lại Phật giáo. Nhưng Phật giáo được sự ủng hộ của tầng lớp thống trị, họ xây dựng hàng loạt chùa chiền ở khu vực dân tộc Thái, rồi Phật giáo dần dần chiếm địa vị chủ đạo trong cuộc sống chính trị, kinh tế và văn hóa của đồng bào dân tộc Thái. Văn hóa dân tộc Thái trong lịch sử đều hội tụ ở chùa chiền. Nhiều nhà sư tinh thông các cuốn sách kinh điển viết bằng chữ dân tộc Thái, lịch pháp thiên văn, y dược y tế, nên họ được quần chúng địa phương kính trọng là người có học thức. Khi gặp khó khăn, bà con luôn đến chùa xin nhà sư chỉ bảo cho. Sức cuốn hút của chùa chiền còn ở chỗ luật lệ nhà phật được nới lỏng như chỉ cần cạo trọc đầu không cần đốt 6 chấm tròn trên đầu, sau khi hoàn tục được kết hôn. Theo quan niệm truyền thống của dân tộc Thái, đàn ông nhất thiết phải đi tu ở chùa một quãng thời gian, trở thành người được giáo dục, như vậy mới đủ tư cách lấy vợ.

Theo thói quen tôn giáo của dân tộc Thái, con trai đến 7, 8 tuổi là phải cạo trọc đầu đi tu ở chùa, bắt đầu sống cuộc sống tôn giáo. Phụ nữ tuy không cần đi tu ở chùa, nhưng đều là tín đố trung thành. Việc tiễn con trai đi tu ở chùa là một việc lớn, cả gia đình sum họp vui vẻ, tổ chức lễ vào chùa tu hành long trọng. Một khi cậu bé bước vào chùa, thì ăn ở đều ở chùa, hàng ngày đọc kinh, học nhiều môn học, không tham gia lao động xã hội, sống bằng của bố thí của tín đồ. Sau khi đọc xong kinh, cậu bé có thể ra phố thăm người nhà và bạn bè, nhưng không được ngủ ở bên ngoài. Theo ý nguyện của họ, họ có thể hoàn tục 2, 3 năm sau.