Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-28 11:02:20    
Đồng bào dân tộc Di ở tỉnh Vân Nam bày tỏ tình cảm bằng tiếng hát và điệu muá

cri

Nghe Online


Các bạn đã nghe câu chuyện trai gái tìm hiểu nhau không cần nói những lời ngọt ngào, mà chỉ thông qua hát đối đã có thể tỏ tình với nhau chưa? Đồng bào dân tộc Di ở tỉnh Vân Nam miền tây nam Trung Quốc tỏ lòng yêu mến với nhau bằng tiếng hát và điệu múa đấy. Ngày thường, đồng bào dân tộc Di tính tình nhiệt tình, phóng khoáng, hay hát hay múa, sự mệt nhọc và niềm vui lao động ngày thường được thể hiện bằng tiếng hát du dương và điệu múa khoan khoái.

Vân Nam có nhiều dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Di với khoảng 4 triệu dân là dân tộc có dân số nhiều nhất, trên một nửa đồng bào dân tộc Di toàn quốc cư trú ở tỉnh Vân Nam.

"Điệu múa hộp thuốc lá" là điệu múa tiêu biểu nhất của dân tộc Di ở Vân Nam. Sở dĩ điệu múa này mang tên "điệu múa hộp thuốc lá" là vì người múa kẹp hộp thuốc lá bằng ngón tay, vừa dùng ngón trỏ gõ hộp vừa múa. Điệu múa này khoan khoái, hoạt bát, có tiết tấu mạnh mẽ, rất thịnh hành trong đồng bào dân tộc Di ở khu vực miền trung tỉnh Vân Nam.

"Điệu múa hộp thuốc lá" là một trong những điệu múa truyền thống của dân tộc Di. Tương truyền điệu múa này bắt nguồn từ hoạt động săn bắn của đồng bào dân tộc Di cổ xưa. Hồi đó, đồng bào dân tộc Di luôn khoác da thú lẫn vào đàn thú để săn bắn, hàng loạt động tác bắt chước con thú dần dần biến thành động tác điệu múa. Sau này để thống nhất tiết tấu, đồng bào gõ hộp thuốc lá làm nhịp. Trải qua mấy thế hệ không ngừng phát triển, mới hình thành "điệu múa hộp thuốc lá" hôm nay.

"Điệu múa hộp thuốc lá" có thể nói là một trong những điệu múa khó thể hiện nhất của dân tộc thiểu số Trung Quốc, nó có hơn 100 động tác, và đòi hỏi người múa phải có khả năng bắt nhịp rất cao và sức khỏe rất tốt. Một số động tác của điệu múa nguy hiểm, như biểu diễn xiếc vậy. Nhưng ở bản làng dân tộc Di vẫn có rất nhiều đồng bào thích nhảy "điệu múa hộp thuốc lá", vì nếu múa hay, người múa không những nhận được sự chú ý của người khác, mà còn được hưởng niềm vui lớn từ điệu múa.

"Điệu múa hộp thuốc lá" có thể nói là một điệu múa khá chuyên nghiệp, không phải ai cũng có thể tham gia. Trong đồng bào dân tộc Di còn thịnh hành một điệu múa mang tên "Khiêu Nhạc", điệu múa "Khiêu Nhạc" rất giống "điệu múa hộp thuốc lá", nhưng đơn giản hơn, bất cứ ai trong bản làng dân tộc Di đều biết nhảy.

"Điệu múa Khiêu Nhạc" thường được thể hiện qua hình thức múa vòng tròn có nhiều người tham gia, mọi người vỗ tay đánh nhịp, đàn ông đàn bà đều tham gia, đông thì mười mấy người, ít thì hai người cũng có thể nhảy. Khi rành rỗi, đồng bào dân tộc Di thường tụm ba tụm bẩy hẹn nhau cùng nhảy. Bà Hà Thanh, nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Văn nghệ Dân tộc thiểu số Trường Đại học Dân tộc Trung ương giới thiệu rằng:

"Điệu múa Khiêu Nhạc là một điệu múa quần chúng giải trí. Vào những dịp lễ tết, lễ cưới, lễ tang hay lễ tế tổ tiên, dân tộc Di đều nhảy, thậm chí ngày thường đi chợ đồng bào cũng nhảy."

Vào ban đêm mát mẻ có mặt trăng, trong bản làng dân tộc Di ở vùng núi xa xôi thường có nhiều đám người nhảy "điệu múa Khiêu Nhạc". Cô gái và chàng trai tỏ tình với nhau bằng điệu múa, càng nhảy người càng ít, vì nhảy múa không phải là mục tích, thông qua phương thức nhảy múa để hẹn gặp với người yêu mới là ý muốn của họ. Trẻ em ở đây vừa học vừa chơi, họ bị ảnh hưởng của ca múa một cách vô ý thức. Chỉ có phụ nữ đã lấy chồng mới là người mê nhảy điệu múa "Khiêu Nhạc" nhất, họ mong làm dịu nỗi mệt nhọc của lao động và cảm thụ cái tốt đẹp của cuộc sống qua hình thức tận tình nhảy múa.

Ngoài điệu múa phong phú ra, tiếng hát cũng là một phương thức bày tỏ tình cảm của đồng bào dân tộc Di ở Vân Nam. Dân tộc Di ở Vân Nam có kho tàng dân ca đa dạng, hầu như bất cứ chuyện gì trong cuộc sống, họ đều có thể bày tỏ bằng bài hát, chẳng hạn như leo núi, đón khách, dự tiệc, tổ chức lễ cưới, lễ tang, họ đều có thể bày tỏ bằng điệu hát khác nhau. Già trẻ gái trai đồng bào dân tộc Di đều có thể hát mấy bài hát, đàn ông có giọng hát hùng hồn bay bổng và ngân vang, đàn bà có giọng hát dịu dàng. Sơn ca các nơi có phong cách riêng, trong đó, "Điệu hát rong biển" thịnh hành ở khu vực bờ sông cao nguyên miền trung tỉnh Vân Nam là đặc sắc nhất.

"Điệu hát rong biển" là bài hát đồng bào dân tộc Di địa phương hát khi vớt rong biển trên sông. Sở dĩ điệu hát này mang tên "điệu hát rong biển" là vì điệu hát này có những đặc điểm như tiết tấu tự do, âm vực rộng rãi, giai điệu trầm bổng, giống như rong biển lập lờ trong nước. "Điệu hát rong biển" có cơ cấu phức tạp và khuôn khổ dài, hình thức trình diễn đa dạng, ví dụ đơn ca, hát đối, đồng ca v,v, trong đó đồng ca tuyệt vời nhất.

Trong dân ca dân tộc Di, có nhiều bài hát về tình yêu. Ví dụ, dân tộc Di ở Vân Nam có một phong tục truyền thống tổ chức hoạt động xã giao để thanh niên nam nữ làm quen với nhau. Trong tình hình này, hàng đôi thanh niên nam nữ có thể tận tình hát đối. Các bài hát trong hoạt động xã giao này đều là những bài hát có giai điệu uyển chuyển, lời hát phần lớn là sáng tác tại chỗ, đa số có nội dung chất phác tự nhiên, hình tượng sinh động.

Hiện nay, đời sống của đồng bào dân tộc Di ngày càng tốt, theo đà kinh tế phát triển, phương thức sinh sống kế thừa hàng nghìn năm đã dần dần bị phá bỏ, nhưng họ chưa bao giờ thay đổi tính cách dùng tiếng hát và điệu múa bày tỏ tình cảm của mình. Trong tiếng hát của đồng bào dân tộc Di đã tăng thêm những niềm vui theo đuổi hạnh phúc, điệu múa của họ cũng ngày càng tự do, mạnh mẽ.