Thế Vận Hội Xơ-un lần thứ 24 năm 1988 cho phép một số cầu thủ quần vợt nhà nghề thi đấu, trở thành Thế Vận Hội đầu tiên cho phép tuyển thủ nhà nghề tham gia thi đấu kể từ khi môn Thể thao Ô-lim-pích Hiện đại ra đời đến nay.
Từ năm 1896 môn Thể thao Ô-lim-pích Hiện đại ra đời đến nay, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế luôn luôn cấm tuyển thủ nhà nghề tham gia nhằm giữ gìn "nguyên tắc nghiệp dư" của Thế Vận Hội. Xác định "nguyên tắc nghiệp dư", khiến Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế ngay từ đầu đã mang gánh nặng và gây nhiều mâu thuẫn.
Một mặt, giới định tư cách của tuyển thủ trong nhiều năm qua đã trở thành vấn đề làm cho Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế phải nhức đầu nát óc; mặt khác, các tuyển thủ nghiệp dư ngày càng khó đạt được yêu cầu "càng cao, càng nhanh, càng mạnh" của Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế, khiến tính thưởng thức và tính đại diện của Thế Vận Hội bị giảm đi rất nhiều.
Chính vì vậy, tiếng nói cho phép tuyển thủ nhà nghề tham gia Thế Vận Hội đến từ dân gian cũng như nội bộ Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế ngày một lớn. Tại Hội nghị Đại biểu năm 1980, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế cuối cùng đã bãi bỏ quy định về "nguyên tắc nghiệp dư" trong "Hiến chương Ô-lim-pích". Năm 1988, khi tuyển thủ quần vợt nhà nghề xuất hiện tại sân thi đấu Thế Vận Hội Xơ-un, thì cũng là lúc bắt đầu một trang mới của môn thể thao Ô-lim-pích Hiện đại.
|