Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-17 19:36:38    
Thăm qủi thành Phong Đô

cri
CRI : Trong truyền thuyết dân gia Trung Quốc vẫn thường gọi những người sau khi chết mà vẫn còn linh hồn là "Qủi" và gọi nơi Qủi sinh sống là "Âm gian". Tại vùng thượng du sông Trường Giang-con sông lớn nhất ở Trung Quốc có một địa danh được gọi là Qủi thành Phong Đô. Nói đến đây bạn đừng nghĩ rằng trong thành Qủi Phong Đô có Qủi thật mà các loài Qủi ở đây với nhiều dáng vẻ khác nhau đều là do con người tạo ra, nhưng cũng có một số là do con người sắm vai. Truyền thuyết kể lại rằng sở dĩ người xưa xây chốn qủi này chủ yếu là nhằm mục đích truyên truyền giáo hóa, khuyến thiện trị ác, người đời sau đã mở mang biến nó trở thành điểm du lịch để mọi người hiểu biết thêm về văn hoá Qủi ở Trung Quốc.

Mọi người có thể đáp thuyền từ Trùng Khánh xuôi theo sông Trường Giang về phía tây hơn 170 km sẽ đến Qủi thành Phong Đô. Qủi thành được xây trên ngọn núi cao khoảng hơn 280m. Đứng nhìn từ xa trên núi cây cổ thụ chọc trời, tán cây râm mát. Những đình đài, lầu các, đền chùa và điện thờ đang núp mình dưới tác lá xanh.

Nếu ngồi xe cáp lên Qủi thành sẽ mất khoảng 7-8 phút đồng hồ. Chị Liêu Côn, hướng dẫn viên du lịch kể giới thiệu rằng: Qủi thành đã có 1600 năm lịch sử. Tương truyền, mọi người sau khi chết thì vong hồn đều hội tụ về đây trình diện và truyền kiếp lên trời. Người tốt thì lên thiên đường, kẻ xấu thì xuống địa ngục.

Cửa ải thứ nhất để vào Qủi thành là cầu Nại Hà . Cầu Nại Hà gồm 3 chiến cầu vòm bằng đá xếp dọc bên nhau, đến nay đã có hơn 500 năm lịch sử. Cầu Nại Hà rộng khoảng 130cm, hai bên là lan can bằng đá hoa, mặt cầu hình vòng cung và lát đá xanh. Trong dân gian Trung Quốc kể rằng còn người sau khi chết linh hồn đều phải đi qua cầu Nại Hà, người lương thiện sẽ được thần phật phù hộ đi qua chót lọt, còng kẻ xấu thì sẽ bị đánh ngã xuống sông máu dưới cầu để chịu tội. Do đó việc có qua được cầu Nại Hà hay không đã trở thành tiêu chuẩn kiểm nghiệm người tốt hay xấu.

Cô hướng dẫn viên du lịch nói, trong dân gian còn có một các nói khác về qua cầu Nại Hà, đó là những người trẻ tuểi chưa thành lập gia đình tất phải bước ba bước qua cầu, năm thì bước chân trái trước, nữ bước chân phải trước; Nếu như là vợ chồng hoặc cắp tình nhân thì phải dắt tay nhau bước 9 bước qua cầu, như vậy tình nghĩa mới bền chặt, son sắt trọn đời

Tại qủi thành Phong Đô, mọi điểm tham quan có liên quan đến qủi đều giống như cầu Nại Hà. Ví dụ như Điện Vô Thường; Ải Qủi Môn; Đường Hoàng Tuyền; Mười tám tầng địa ngục...mà mỗi điểm đều có một câu chuyện riêng và rất ly kỳ.

Thành Hoàng là chủ quản của Qủi thành, hằng ngày đều dẫn một tốp qủi lớn, qủi bé đi tuần tra, xem xét thế sự có thái bình hay không. Tại Qủi thành, mỗi ngày đều có những nông dân địa phương hóa trang làm Thành Hoàng là lũ qủi lớn nhỏ để diễn giải các câu chuyện trong Qủi thành.

Tương truyền Thành Hoàng có quyền lực lớn nhất trong thế giớ ma qủi, Thành Hoàng sẽ dựa theo sự biểu hiện của mọi người trên trần gian sau để̀ phân bổ họ tới những nơi khác nhau sau khi chết.

Mười tám tầng địa ngục là nơi âm u khủng khiếp nhất trong Qủi thành. Bước vào điểm tham quan này, du khách trước tiên sẽ nhìn thấy các Chấp pháp vương với thái độ và tư thế khác nhau, dước chân họ có bày la liệt những hình cụ như cối xay, thanh sắt nung đỏ; rừng đao, năm ngựa xé xác...Từ nét mặt và tư thế, thái độ khác nhau của những tượng hộ pháp cho thấy bối cảnh của mỗi nhân vật đều có những câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Thí dụ như ăn ở không hiếu thảo với cha mẹ, tham gian ô lại, hà hiệp nhân dân, bớt xén, lừa đảo, cướp đoạt tài sản người khác v.v đều bị tống xuống địa ngục.

Mười tám tầng địa ngục chẳng qua là sự tưởng tượng của mọi người, nhưng ngụ ý là muốn khuyên răn con người khi còn sống nên gắng làm nhiều việc thiện và tu nhân tích đức.

Tuy Qủi thành đậm đà bầu không khí về Qủi, nhưng vẫn có rất nhiều du khách thích đến đây, nhất là du khách nước ngoài, bời vì qua đó họ có thể hiểu được phần nào về phong tục tập quán thời cổ của Trung Quốc. Theo thống kê hằng năm có hơn 10 triệu lượt khách tới đây tham quan, trong đó khách quốc tế gần một triệu lượt người.