Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-17 10:45:11    
Tôi với Ban tiếng Việt Nam

cri
Tác giả: Nguyễn Thu Hiền

Số nhà 107 tổ 17 phường Quang Trung thành phố Thái Bình

Những năm qua, tôi đã tham gia mấy cuộc thi do Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc tổ chức. Mỗi khi kết thúc cuộc thi là tôi lại thu hoạch nhiều kiến thức mới bổ ích, và tôi lại cảm thấy mình như khôn lớn hơn, và ngày càng gắn bó với chương trình tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

Cuộc thi "Tôi với chương trình Ban tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc " lần này, tôi cảm thấy có một tâm trạng khác. Bởi vì đây là một cuộc thi rất thiết thực và rất có ý nghĩa đối với tất cả những thính giả cũ thường xuyên thu nghe chương trình của quý Đài, thường xuyên gắn bó và yêu mến quý Đài, là dịp để họ bày tỏ tình cảm chân thành của mình đối với quý Đài. Còn đối với các bạn thính giả mới thì đây là dịp để họ tìm hiểu quá trình hình và phát triển Ban tiếng Việt ngữ của qúy Đài.

Có lẽ rất nhiều bạn có rất nhiều kỷ niệm đáng ghi nhớ bày tỏ trong bài viết của mình. Riêng tôi, tôi chỉ muốn coi lời tâm sự của mình trong bài viết này là món quà vô giá gửi tặng những người bạn giàn dựng chương trình tiếng Việt Nam CRI .

Tôi bắt đầu biết đến chương trình phát thanh tiếng Việt Nam Đài phát Quốc tế Trung Quốc là do một chị bạn giới thiệu. Chị ấy bảo quý đài có "Hộp thư Ngoc̣ Ánh" thường xuyên trả lời thư thính giả. Tôi chính thức dò được làn sóng của qúy Đài lại đúng ngày 1 tháng 7 năm 1997, ngày Hồng Kông chính thức trở về với đất mẹ Trung Quốc. Tôi đã hết sức xúc động và trằn trọc thu nghe cả quá trình tường thuật buổi lễ trao trả long trọng và trang nghiêm này. Từ đó tôi đã trở thành một thành viên thu nghe Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc.

Tôi đã cảm nhận được sự tận tâm của thầy Hùng Anh và cô Phi Yến trong tiết mục "Học tiếng Phổ thông Trung Quốc", thầy cô luôn lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của các học viên, gửi sách để học viên tham khảo, rồi phát lại chương trình bài giảng theo yêu cầu của các học viên mới. Hiện nay, việc học tiếng phổ thông qua Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã trở thành niềm hăng say của nhiều thính giả Việt Nam.

"Hộp thư Ngọc Ánh" là mục mà tôi yêu thích nhất. Đây là nơi để thính giả giao lưu và gặp gỡ nhau trên làn sóng điện. Hơn thế nữa, đây còn là mảnh vườn kiến thức phong phú mọi mặt về đất nước và con người Trung Hoa. Tuy thời lượng của Hộp thư chỉ vẻn vẹn trong hơn 10 phút mỗi tuần, nhưng đã khiến thính giả cảm nhận được tinh thần làm việc hết mình của những người đảm nhiệm chương trình. Có những câu hỏi của thính giả tuy ngắn, nhưng để có được câu trả lời chính xác, chị Ngọc Ánh đã đã phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin. Câu hỏi của tôi về tình hình kinh tế xã hội Hồng Kông sau 5 năm trở về với Trung Quốc đã được chị Ngọc Ánh giải đáp qua Hộp thư. Tuy chưa thật chi tiết, nhưng khiến tôi hiểu rằng chị Ngọc Ánh luôn coi trọng yêu cầu của các thính giả. Tôi gửi thư cho CRI, nhưng không bao giờ nghĩ rằng thư mình được phát thanh trên đài. Tôi thật sự vui sướng khi nghe thấy thư mình, tên mình được giới thiệu qua "Hộp thư Ngọc Ánh". Thế là từ đó, tôi lại được quen biết nhiều bạn trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam có chung thị hiếu say mê chương trình tiếng Việt Nam Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Ví dụ như bạn Ngô Minh Hoà sinh trường đại học Bách Khoa Hà Nội, rồi những bạn ở Đắc Lắc, Lạng Sơn hoặc ở ngay Thái Bình v,v... Qua đó có thể thấy, quý Đài không chỉ đơn thuần là cơ quan truyền thông đại chúng, mà còn là nhịp cầu nối những bờ vui cho thính giả xích lại gần nhau dưới cùng mái nhà gắn bó CRI.

Trong quá trình nghe Đài, ngoài việc lĩnh hội thông tin, kiến thức ra, điều quan trọng là, Chương trình tiếng Việt Nam đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc còn là cầu nối tình hữu nghị truyền thống keo sơn của hai dân tộc Việt Trung. Tôi còn nhớ, năm 1998, Trung Quốc xảy ra trận lũ lụt lớn chưa từng có, sau khi nghe được tin này qua qúy đài, nhiều thính giả Việt Nam đã viết thư sang nhờ quý đài chuyển lời thăm hỏi chân thành của nhân dân Việt Nam tới các gia đình bị lụt. Điều này đã thể hiện tình cảm gắn bó, tình hữu nghị keo sơn giữa nhân dân hai nước Việt Trung.

Trên đây là tình cảm chân thành của tôi đối với Chương trình phát thanh tiếng Việt Nam đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tin rằng qua cuộc thi này, tình cảm của tôi cũng như các bạn thính giả khác sẽ càng gắn bó với quý Đài hơn nữa .