CRI : Vấn đề "Tam nông" tức vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp là trọng tâm của trọng tâm công tác chính phủ Trung Quốc trong mấy năm gần đây, trong kỳ họp thứ 3 chính hiệp Trung Quốc khóa 10 hàng năm đang diễn ra, ủy viên chính hiệp đến từ các nơi Trung Quốc nô nức hiến kế giải quyết vấn đề nông dân, nông thôn và nông nghiệp như thế nào, nhiều ủy viên cho rằng, thực thi sách lược đô thị hóa, để cho nông dân vào thành phố là giải quyết căn bản vấn đề này.
Bắt đầu từ năm 1998, Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc hàng năm đều công bố "Báo cáo về chiến lược phát triển liên tục của Trung Quốc", chủ đề báo cáo của năm nay là "Sự phát triển liên tục của đô thị Trung Quốc", trong báo cáo, nhóm nghiên cứu chiến lược phát triển liên tục của Trung Quốc đứng đầu là nhà khoa học Ngưu Văn Nguyên nêu ra, lối thoát căn bản của vấn đề Nông dân, nông thôn và nông nghiệp Trung Quốc là giảm thiểu số lượng lớn nông dân, mà muốn thực hiện được vấn đề này, chỉ có cách duy nhất là dựa vào việc thực hiện chiến lược đô thị hóa mới có thể cuối cùng hoàn thành.
Trong thời gian diễn ra hội nghị chính hiệp hàng năm năm nay, phóng viên đã phỏng vấn ủy viên chính hiệp Ngưu Văn Nguyên. Ông nói, từ khi cải cách mở cửa đến nay, đô thị hóa Trung Quốc đã bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng, mức độ đô thị hóa của Trung Quốc là 19 o/o năm 1990 nâng cao tới 37 o/o hiện nay, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển trên thế giới, Trung Quốc cần tăng mạnh mở rộng đô thị hóa :
Hiện nay Trung Quốc có hơn 60 o/o dân số là nông dân, nếu đô thị hóa tiến triển tới 75 o/o, thì chiếm còn 25 o/o dân số là nông dân, như thế có một cái tốt là đất đai tập trung, sau khi qui mô đất đai mở rộng, thì có thể sản xuất thị trường hóa và chuyên nghiệp hóa, toàn bộ sức sản xuất được nâng cao, sự phân phối trong xã hội sẽ dần dần công bằng, xã hội sẽ hài hòa.
Ủy viên chính hiệp Ngưu Văn Nguyên cho rằng, đô thị hóa là một xu thế tất yếu, mấy năm qua, Trung quốc đã đi một quãng đường vòng, hiện nay đã thoát khỏi nhận thức nhầm lẫn cho rằng "Phát triển đô thị tất nhiên gây nên bệnh đô thị", "Phải khống chế nghiêm ngặt sự phát triển của thành phố lớn". Ông nói :
Trên thực tế tôi cho rằng "Phát triển đô thị tất nhiên sẽ gây nên bệnh đô thị" là không chuẩn xác, ví dụ như, Bắc Kinh đúng có bệnh đô thị, nhưng phải dùng tầm nhìn phát triển để khắc phục bệnh đô thị, dùng quản lý qui hoạch để giảm thiểu bệnh đô thị. Có người cho rằng phát triển đô thị nhỏ dễ dàng cũng không đúng. Sự chiếm dụng đất đai phát triển thành phố nhỏ, hoàn thiện công trình công cộng, phát triển giáo dục và tạo cơ hội việc làm đều kém xa so với thành phố lớn. Đến thành phố lớn mấy triệu người, giải quyết đời sống công ăn việc làm tương đối dễ dàng, đến thành phố nhỏ 100 nghìn người là khó giải quyết ngay. Hạn chế phát triển thành phố lớn thực tế là tăng thêm giá thành kinh tế phát triển.
Khi các ủy viên nghiên cứu thảo luận chiến lược "Đô thị hóa" cũng nhấn mạnh : quá trình đô thị hóa cũng là quá trình nông dân chuyển biến thành cư dân đô thị, nhưng không phải thay đổi thành phần từ nông thôn thành cư dân là đô thị hóa xong, căn bản của đô thị hóa là nâng cao năng lực nắm được và thu được của cải. Nếu không tạo càng nhiều cơ hội việc làm cho nông dân vào thành thị, thậm chí tăng thêm giá thành sinh hoạt của họ ở thành thị, thì đô thị hóa như thế là không thành công, là đi ngược lại với mục tiêu của chính phủ Trung Quốc cần xây dựng một xã hội hài hòa.
Hiệu trưởng trường đại học Nam kinh, uỷ viên chính hiệp Trần Lăng Phù nói, để cho nông dân rời khỏi ruộng vườn, các cấp chính quyền nên tích cực cải thiện điều kiện cư trú của nông dân vào thành phố làm việc và tình hình giáo dục con cái của họ, giải quyết các vấn đề bảo đảm xã hội, đời sống văn hóa.v.v... Ủy viên Trần Lăng Phù cho rằng, đô thị hóa liên quan rộng rãi nhiều mặt, điều quan trọng nhất là "Kiên trì điều hòa toàn diện phát triển liên tục".
Nên biến tiến trình đô thị hóa có thể hiện lấy người làm gốc hay không, có tạo càng nhiều cơ hội việc làm cho nông dân hay không, có tiết kiệm đất đai và nguồn nước, bảo vệ môi trường, bảo vệ nền văn hóa truyền thống.v.v... hay không thành nhiều chỉ tiêu, đưa vào hệ thống chỉ tiêu sát hạch thành tích hành chính của các cấp chính quyền. Đồng thời, xã hội nên thiết lập hệ thống đánh giá đô thị hóa ở các nơi.
Các bạn thính giả thân mến, đô thị hóa của Trung Quốc hiện nay tồn tại một số khiếm khuyết, như thành phố lớn cống hiến không nhiều, kinh tế của thành phố vừa không sôi nổi, thực lực thành phố nhỏ không mạnh, tổng thể thị trấn không ưu việt, vì thế, các ủy viên chính hiệp cho rằng, muốn thay đổi tình trạng này, thì phải giữ được nhịp điệu đô thị hóa, kiên trì thành phố lớn, thành phố vừa, thành phố nhỏ và thị trấn phát triển hài hòa.
Ủy viên Ngưu Văn Nguyên nói, thành phố phát triển hài hòa phải tránh một sự nhìn nhận sai lầm, không nên lấy của cải của thành phố nào đó chia cho thành phố khác để tổn hại thực lực của bản thân, mà phải tiếp tục nâng cao ưu thế của mình, dìu dắt khu vực thấp cùng nâng cao, thực hiện thành thị nông thôn cùng phát triển và nhất thể hóa kinh tế khu vực.
Uỷ viên chính hiệp đến từ cơ sở có cảm xúc sâu sắc hơn đối với sự phát triển hài hòa giữa các thành phố. Ông Sài Bảo Thành, ủy viên chính hiệp thành phố Thiên Tân cho rằng cần kết hợp ưu thế của thành phố Bắc Kinh và thành phố Thiên Tân, hai thành phố này cần tăng cường qui hoạch thống nhất, phát triển liên hợp, ủy viên Sài Bảo Thành nói:
Hai đô thị lớn quốc tế Thiên Tân và Bắc Kinh cách nhau không đầy 100 km, trên thế giới không có hai thành phố lớn nào lại gần nhau như vậy, hai khu vực này có ưu thế riêng của mình, Bắc Kinh là trung tâm văn hóa chính trị, Thiên Tân là thành phố cảng biển Bột Hải, sự hợp tác của hai thành phố còn chưa đủ rộng rãi và sâu sắc, còn kém xa so với sự hợp tác giữa châu thổ sông Trường Giang và sông Châu Giang.
Được biết, "Báo cáo về chiến lược phát triển liên tục của Trung Quốc" kiến nghị tương lai Trung Quốc phát triển 3 cụm thành phố lớn, 7 dải đô thị lớn, mấy chục vành đai đô thị trung tâm, tất cả tổ hợp thành một cột sống của đô thị Trung Quốc. Bắt đầu từ hiện nay đến giữa thế kỷ 21, tỉ lệ đô thị hóa Trung Quốc sẽ nâng cao tới khoảng 75 o/o, đây có nghĩa là hàng năm có khoảng 10 đến 12 triệu dân chuyển từ nông thôn vào đô thị. Các ủy viên chính hiệp cho rằng, đến lúc đó do dân số nông thôn giảm bớt, ruộng đất nông thôn thực hiện sản xuất qui mô hóa, chuyên nghiệp hóa và thâm canh hóa, bình quân thu nhập đầu người và chất lượng đời sống của nông dân sẽ đạt mức thu nhập trung bình của toàn Trung Quốc, sẽ thực hiện được mục tiêu thành phố và nông thôn cùng nhau đi lên con đường khá giả.
|