CRI : Một đặc điểm nổi bật trong cơ cấu kinh tế của TQ là sự phát triển giữa các khu vực không đồng đều. Bởi vậy từ khi thi hành cải cách mở cửa đến nay TQ đã áp dụng chính sách kinh tế phát triển thống nhất, chia bước thúc đẩy, không ngừng điều chỉnh cơ cấu kinh tế, điều hoà sự phát triển kinh tế giữa các khu vực. Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, kinh tế vùng ven biển miền đông TQ phát triển nhanh chóng, từng bước hình thành hai khu kinh tế chủ yếu là "tam giác Châu Giang và tam giác Trường Giang". Đầu năm 2000 Chính phủ TQ quyết định thực thi chiến lược phát triển khu vực miền tây, dành các chính sách ưu đãi cho các khu vực cũng như sự ủng hộ về vốn, nhân tài làm cho kinh tế khu vực miền tây phát triển khá nhanh.
Gần đây TQ lại nêu ra ý tưởng tăng cường nhịp bước xây dựng kinh tế khu vực miền tây. Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo khi trình bày báo cáo công tác chính phủ tại kỳ họp thường niên của Quốc hội gần đây đã rứt khoát nêu rõ cần phải phát huy ưu thế khu vực và ưu thế kinh tế của khu vực miền tây, mở mang thị trường, phát triển ngành lưu thông phân phối. Khu vực miền trung TQ có tài nguyên dồi dào, giao thông thuận tiện cần phải chiếm vị thế quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của cả nước.
Bà Lý Thiện Đồng là chuyên gia lý luận về kinh tế khu vực của TQ, bà nói, xét từ bộ cục ngành nghề và nâng cao sức cạnh tranh tổng thể, vùng miền Trung trỗi dậy là điều cực kỳ quan trọng.
Vùng ven biển miền đông trải qua hơn 20 năm phát triển đã thu được thành tích rất lớn. Thế nhưng giá đất ở khu vực này hiện đang gia tăng, dung lượng môi trường đã kiềm chế sự phát triển của địa phương, giá thành lao động đang nâng cao, khu vực miền đông đứng trước đề tài chuyển đổi phương thức tăng trưởng và điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, trọng điểm phát triển sau này là xây dp̣ng các ngành nghề loại hình mới chiếm đất ít, có hàm lượng công nghệ cao, tiêu hao năng lượng thấp. Việc này cần phải chuyển dịch một số ngành nghề truyền thống ra nơi khác. Hiện nay nơi chuyển dịch lý tưởng nhất là khu vực miền trung ngay bên cạnh. Có thể nói vùng miền trung trỗi dậy là một cơ hội xuất hiện trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nghề ở TQ hiện nay. Nếu vùng miền trung nắm bắt được cơ hội này thì không những có ý nghĩa quan trọng cho phát triển kinh tế khu vực mà còn có ý nghĩa trong việc tăng cường sức cạnh tranh tổng thể của nhà nước.
Khu vực vành đai vịnh Bột Hải là một trong những khu vực tập trung các cửa cảng đối ngoại của TQ, giao thông thuận tiện, có một phần tư cán bộ khoa học-kỹ thuật của cả nước, là cở sở trung chuyển vật tư xuất nhập khẩu như lương thực, than đá, dầu thô...của cả nước. Bởi vậy khu vực này sẽ trở thành khu tăng trưởng kinh tế mới của TQ tiếp sau tam giác Châu Giang và Trường Giang, không những sẽ thúc đẩy vùng đông bắc, hoa bắc TQ mà còn bức xạ tới khu vực đông bắc Á. Bởi vậy cần phải qui hoạch thống nhất, phát triển một cách khoa học.
|