CRI : Trong dân gian có câu nói "mắc bệnh khi ở cữ phải chữa ngay trong thời gain ở cữ". Câu nói này có đúng không ? phải phân tích cụ thể . Nếu câu nói này chỉ trong thời gian ở cữ bị ốm đau phải chữa kịp thời, không nên kéo dài, thì câu này những bệnh này có lý. Nếu câu này chỉ ở cữ mắc bệnh phải chữa ngay trong thời gian ở cữ, bằng không sẽ không chữa được, hoặc phải đợi đến ở cữ lần sau mới chữa được, thì câu này không đúng. Bởi vì bệnh thông thường chỉ cần chẩn đoán chính xác, tìm được nguyên nhân, điều trị đúng hướng , thì bệnh vẫn có thể chữa khỏi. Câu "bệnh để quan thời gian trong khi ở cữ không chữa khỏi" là không có căn cứ khoa học.
Chủ yếu là phòng chống bệnh.
Đối với nhữnh bệnh trong khi ở cữ, không nên chỉ biết sợ hãi và né tránh, mà nên tích cực phòng chống. Ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học, tinh thần thoải mái là điều quan trọng đối với việc phòng chống bệnh trong khi ở cữ.
Sau khi sinh nở, sản phụ phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu hồi phục của sức khỏe và cho con bú, nhưng cần tránh không nên tẩm bổ quá mức, khiến sản phụ sinh nở xong béo phì và mắc những bệnh do béo phì gây nên. Phải nghỉ ngơi để bù lại sự mệt nhọc và tiêu hoa trong khi sinh nở, cũng nên đề xướng sớm xuống giường sớm họat động, đồng thời phải rèn luyện hồi phục sức khỏa một cách thích hợp. Chú ý mặc cho ấm, cũng phải chú ý mở cửa cho thông gió, để cho không khí trong lành.
Có những sản phụ sợ bị cảm lạnh, bình thường đóng chặt cửa, trong phòng không được thóang, mặc quần áo quá nhiều, ra mồ hôi ướt cả áo trong. Sinh sống trong môi trường như vậy, , thì tất nhiên là sức đề kháng sẽ kém, rất dễ bị ốm.
Có sản phụ sợ bị mệt, sau này bị đau lưng, nhức nhối, sau khi sinh nở không dám xuống khỏi giường để họat động, như vậy sẽ khiến cho chức năng sức đàn hồi của các cơ bắp và các khớp không được rèn luyện và hồi phục. Thường là 6 tiếng sau khi sinh nở là có thể xuống giường đi tiểu, 24 tiếng sau là có thể ngồi dậy cho con bú và đi rửa ráy, khoảng 10 ngày là có thể tập một số bài thể dục về bảo vệ sức khỏe sau khi sinh nở, như vậy có thể hồi phục chức năng của dây chằng các cơ bắp trong toàn thân, rất có lợi cho việc phòng tránh đau lưng và đau chân sau khi sinh nở.
Thứ hai là sớm phát hiện sớm điều trị.
Trong thời gian ở cữ, dù là bị bệnh gì, cũng phải phát hiện sớm , điều trị kịp thời. Nếu chị em nào sau khi sinh nở bị số lâu không hạ nhiệt, nhất định phải đi khám tìm cho được nguyên nhân, cảnh giác bộ phận nào trong cơ thể bị viêm nhiễm, một khi chẩn đoán thì cần kịp thời chữa trị một cách có hiệu quả. Nếu như không rõ căn bệnh, cứ cho làa cảm cúm bình thường không đi khám bệnh, khiến cho chỗ viêm lan rộng hoặc chuyển thành bệnh mãn tính, bệnh tình trầm trọng dễ biến chứng thành bệnh khác, thậm trí chữa không khỏi.
Thứ ba là phải chữa cho đúng thầy, đúng thuốc.
Ngày thừơng hay khi ở cữ, một khi có bệnh, nên đến những bệnh viện chính quy, tìm thầy thuốc chuyên khoa điều trị. Cò nếu như nóng vội tìm ông lang hay chữa bằng mẹo hoặc là tự đoán mò rồi đi mua thuốc, rất có thể đoán không sai, chữa trị không kịp thời, biến chứng thành bệnh mãn tính khổ cả đời. Nếu như đã bị đau lưng nhức khớp mà ngừơi ta thường gọi là "bệnh ở cữ" thì nên chữa trị bằng những biện pháp theo sự hướng dẫn của y bác sĩ.
Một nghiên cứu gần đây của Mỹ phát hiện, trong số những chị em bằng cách uống thuốc để tránh thai bị thất bại, thì những chị em quá béo hoặc béo phì trong thời gian uống vẫn có thai nhiều hơn là những chị em bình thường.
Các nhân viên nghiên cứu cho rằng, đây là lần đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Nguyên nhân khiến các nhà khoa học đi đến nghiên cứu một lĩnh vực mới này có thể là tình cờ. Nói đến việc này, không thể không nhắc đến một cuộc họp do cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ tổ chức mấy năm trước, nhẽ ra cuộc họp sẽ thảo luận vấn đề sẽ hủy bỏ những loại thuốc tránh thai liều mạnh bán trên thị trường. Tái cuộc họp đó, có một bác sĩ đề nghị, "không nên làm như vậy, bằng không tất cả những người bệnh quá béo của tôi đều có thai." Sau đó người bác sĩ nàay cũng là trong những người hợp tác nghiên cứu lĩnh vực mới này.
Người khởi xướng nghiên cứu này là bà Víc-to-ri-a Hao-tơ của phòng khoa học sức khỏe công cộng thuộc trung tâm nghiên cứu ung thư Phơ-lai-đơ Xi-át-tơn. Bà có được kết luận này là căn cứ theo những kinh nghiệm của mình trong thời gian làm y tá ở khoa nhi. Lượng thuốc thực tế của người bệnh là được xác định căn cứ theo trong lượng của từng người. Bà Hao Tơ nói, điều này đối với bà rất có ý nghĩa , chúng ta đều biết, hiện tượng bép phì ngày một nhiều, vì vậy, sự chênh lệnh về trọng lượng của phụ nữ ở tuổi thành niên ngày một lớn, từ 100 pao đến 300 pao cũng có. Bà Hao-tơ và các đồng nghiệp của bà đã điều tra tình hình của 248 phụ nữ có thai trong thời gian uống thuốc tránh thai từ năm 1998 đến năm 2001, lấy trọng lượng và chỉ số trọng lượng của họ so sánh với 533 phu nữ cũng uống thuốc tránh thai nhưng không có thai. Qua so sánh nghiên cứu phát hiến, những phụ nữ béo phì trong thời gian uống thuốc tránh thai tỷ lệ bị có thai hàng năm là 5 %, trong khi đó những phụ nữ trọng lượng bình chỉ có 3%, trong số những phụ nữ thường xuyên uống thuốc tránh thai, những người trọng lượng vượt quá 165 pao khả năng có thai là 70%, trọng lượng vượt 190 Pao thì khả năng có thai cao gần gấp đôi. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì những phụ nữ béo phì trong thời gian có thai khả năng mắc bệnh cao hơn so với những người bình thường, kể cả bệnh tiểu đường và huyết áp cao trong thời gian mang thai.
Nhân viên nghiên cứu cho rằng, phát hiện này có cách giải thích, cho dù hiện nay chưa có điều nào được chứng thực.
Thứ nhất, là tốc độ thay đổi chất của những người béo và béo phì tương đối cao, có khả năng tức là thuốc trong cơ thể của họ tiêu hao nhanh. 40 năm, kể từ ngày đợt thuốc tránh thai đầu tiên được bán ra thị trường đến nay, tỷ lệ hoóc môn nữ tính trong thuốc giảm 5 lần. Bà Hao-tơ nói, đối với một số một phụ nữ hàm lượng hoóc môn trong thuốc còn chưa đủ.
Thứ hai là những phụ nữ quá béo chất gây men trong gan cao sẽ làm thay đổi sự trao đổi hoóc môn của thuốc tránh thai. Điều này cũng làm tăng nhanh tốc độ tiêu hoa thuốc.
Cách giải thích cuối cùng có khả năng liên quan đến thành phần của cơ thể. Những phụ nữ chỉ số trọng lượng cao thì khả năng trong cơ thể lượng mỡ sẽ nhiều hơn, mà hoóc môn trong thuốc tránh thai lại có thể tan trong mỡ, bà Hao-tơ giải thích rằng, những hoóc môn này có khả năng sẽ đọng lại trong mỡ, mà không vào được trong máu.
Tuy nghiên cứu này đã cho thấy trong số những phụ nữ quá béo thì rong thời gian uống thuốc tránh thai có 60-70 phần trăm có khả năng có thai, nhưng các chuyên gia khác lại nhấn mạnh, thực tế khả năng có thai không khiến người ta lo ngại. Chuyên gia kiến nghị chị em nên dùng cả bao cao su, đặt vòng,v,v. Nhưng tất cả các chị em uống thuốc tráng thai nên nhứ hai điểm là : thứ nhất phải theo yêu cầu, thứ hai là được quên. Bằng không khả năng có thai còn cao hơn.
|