Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-14 17:28:06    
Các ủy viên dân tộc thiểu số của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân Trung Quốc quan tâm sự phát triển của khu vực dân tộc thiểu số

cri

Nghe Online

Trung Quốc có 56 dân tộc, ngoài dân tộc Hán có dân số đông nhất ra, 55 dân tộc còn lại đều được gọi là "dân tộc thiểu số" với dân số chiếm khoảng 9% tổng dân số toàn quốc. Kỳ họp thường niên Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân Trung Quốc vừa triệu tập tại Bắc Kinh cách đây không lâu, trong hơn 2200 uỷ viên đến từ toàn quốc, có hơn 250 ủy viên dân tộc thiểu số. Phóng viên đài chúng tôi đã phỏng vấn mấy vị uỷ viên, mời họ giới thiệu tình hình phát triển của dân tộc thiểu số cũng như tình hình các ủy viên dân tộc thiểu số bày mưu hiến kế và phát huy tác dụng tham chính nghị chính.

Ông Lâm Hưng là ủy viên dân tộc Kinh duy nhất. Dân tộc Kinh với dân số không tới 20 nghìn người là một trong những dân tộc thiểu số có dân số ít nhất ở Trung Quốc. Đồng bào dân tộc Kinh chủ yếu cư trú ở khu vực biên giới Trung Quốc giáp Việt Nam. Ông Hưng cho biết, trước kia, dân tộc Kinh chủ yếu cư trú ở ba hòn đảo nhỏ, kiếm sống bằng nghề đánh cá trên vùng biển gần, cuộc sống nghèo khó. Sau khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, Xã tự trị dân tộc Kinh được thành lập ở địa phương, chính phủ đầu tư xây dựng đê điều, quai đê lấn biển để trồng lúa, phát triển nông nghiệp, do vậy, khu vực dân tộc Kinh đã trở thành một trong những khu vực dân tộc thiểu số Trung Quốc có thu nhập đầu người cao nhất.

Là ủy viên dân tộc Kinh duy nhất của Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc, hàng năm, trước khi diễn ra Kỳ họp thường niên Chính Hiệp, ông Hưng đều tiến hành điều tra và nghiên cứu thật nhiều, và trình lên kỳ họp nhiều đề án. Năm nay, ông Hưng trình lên kỳ họp 4 đề án, chủ yếu quan tâm những vấn đề như phát triển kinh tế ở khu vực dân tộc thiểu số và bảo vệ văn hóa truyền thống dân tộc. Ông cho rằng, cùng với kinh tế phát triển và đời sống nhân dân được nâng cao, đồng bào dân tộc Kinh ngày càng coi trọng phát triển giáo dục và bảo vệ văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Ông đã trình lên một đề án mang tên "Đề nghị nhà nước cấp vốn để xây dựng viện bảo tàng cho 22 dân tộc thiểu số với dân số khá ít". Về đề án này, ông Hưng giải thích rằng:

"Văn vật là tài nguyên không thể tái sinh. Cùng với cải cách mở cửa, kinh tế phát triển, tiến bộ xã hội, sự tác động của nền văn minh hiện đại, rất nhiều phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số với dân số ít đã hội nhập vào cuộc sống hiện đại. Văn hóa đặc thù của một số dân tộc, nhất là di sản văn hóa, nếu chúng tôi không thu tập, không chỉnh lý, không bảo vệ, thì chúng có nguy cơ bị mất đi."

Theo ước tính trong đề án của ông Hưng, công trình bảo vệ này cần nhà nước đầu tư 200 triệu nhân dân tệ. Ông Hưng cho rằng, dự án này đầu tư không lớn, nhưng có ý nghĩa quan trọng, ông tin rằng, dự án này sẽ được các cơ quan hữu quan Trung Quốc coi trọng.

Dân tộc Thủy cũng là một dân tộc với dân số khá ít ở Trung Quốc, dân số không đầy 400 nghìn người, họ chủ yếu cư trú ở vùng núi cao miền tây nam Trung Quốc, sống tạp cư với nhiều dân tộc. Ông Vi Kiệt Tranh, dân tộc Thủy, ủy viên Chính Hiệp cho biết, trước kia, sự giao lưu giữa các dân tộc khá ít, tâm trạng đối lập khá nghiêm trọng. Dân tộc Thủy có dân số ít, giao lưu rất ít với bên ngoài, cũng không thông hôn với các dân tộc khác, không có hoạt động buôn bán với bên ngoài. Sau khi Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, mối quan hệ giữa dân tộc Thủy và các dân tộc khác đã có sự thay đổi to lớn. Ông Tranh nói:

"Sở dĩ có sự thay đổi như vậy, trước hết là có chính sách dân tộc của nhà nước, các dân tộc nhất luật bình đẳng, nhà nước còn dành cho dân tộc Thủy những điều kiện phát triển ưu đãi. Như vậy, đồng bào dân tộc Thủy đã tăng cường lòng tự trọng và tự hào. Thứ hai, nhà nước tăng thêm khoản vốn đầu cho sự nghiệp giáo dục ở khu vực dân tộc, do vậy, tỷ lệ dân số được hưởng giáo dục trong dân tộc Thủy đã được tăng mạnh, quan niệm về khoa học và kiến thức văn hoá của đồng bào cũng được nâng cao rõ rệt. Thứ ba, quan hệ giữa các dân tộc ngày càng hài hoà. Mỗi dân tộc đều là một thành viên trong đại gia đình các dân tộc Trung Hoa, các dân tộc nên đoàn kết với nhau, tôn trọng lẫn nhau, ủng hộ cho nhau, cùng nhau phát triển, điều này đã trở thành một quan niệm ngày càng được các dân tộc chấp nhận."

Ở vùng cao nguyên Thanh Tạng miền tây Trung Quốc có nhiều núi tuyết, sông băng, sông ngòi, đầm lầy, đó là nơi bắt nguồn của ba dòng sông lớn Trung Quốc: sông Hoàng Hà, sông Trường Giang và sông Lan Thương. Ở đó có một Châu tự trị dân tộc Tạng Quả Lạc tỉnh Thanh Hải, ông Nô-ơ-đê, ủy viên dân tộc Tạng Hội nghị Chính trị Hiệp thương Nhân dân toàn quốc sinh ra trong một gia đình làm nghề chăn nuôi. Khi trả lời phóng viên, ông Nô-ơ-đê cho biết, trước kia, vì giao thông không thuận tiện, quê hương ông hết sức nghèo khó và kém phát triển, sau đó, nhà nước đầu tư rất nhiều cho xây dựng cơ sở hạ tầng như đường xá, trường học và bệnh viện, tăng cường quản lý và bảo vệ môi trường sinh thái đồng cỏ, khiến điều kiện sản suất và cuộc sống ở khu vực dân tộc được cải thiện rõ rệt. Ông nói:

"Hiện nay nhân dân có thu nhập cao hơn, các mặt về cuộc sống và sản xuất đã được cải thiện rõ rệt. Trước kia đồng bào đi đâu làm gì đều cưỡi bò, cưỡi ngựa, mà hiện nay là đi xe máy, một gia đình có 4-5 chiếc xe máy, còn có xe ô-tô, xe chở hàng, giao thông thuận tiện hơn nhiều. Đồng thời, tỷ lệ nhập trường của con em bà con dân chăn nuôi đã đạt tới 90%, các em không những có thể đi học, học trung cấp, học đại học, thậm chí học nghiên cứu sinh. Đồng thời, hơn 50 làng xã đều có trạm Y tế và bệnh viện, đã giải quyết cơ bản vấn đề khám chữa bệnh của quần chúng nhân dân."

Ông Nô-ơ-đê hết sức quan tâm tình hình phát triển kinh tế ở khu vực dân tộc. Ông cho rằng, mặc dù so với trước kia, khu vực dân tộc thiểu số ở miền tây Trung Quốc đã thu được bước phát triển rất lớn, nhưng so với những khu vực khác, mức phát triển tổng thể ở khu vực dân tộc thiểu số vẫn khá thấp, và tốc độ phát triển cũng tương đối chậm. Ông nói, vì cơ sở hạ tầng tương đối kém, khả năng phát triển tự mình khá yếu, nên khu vực dân tộc thiểu số chưa phát huy đầy đủ ưu thế về tài nguyên phong phú. Là một ủy viên Chính Hiệp đến từ khu vực dân tộc Tạng, ông Nô-ơ-đê đã trình lên Kỳ họp thường niên Chính Hiệp mấy đề án, nêu ra đề nghị của mình về các vấn đề như tăng cường hơn nữa phát triển và bảo vệ tài nguyên ở khu vực dân tộc, xây dựng cơ sở của nghề chăn nuôi, xây dựng y tế ở khu vực chăn nuôi và phát triển giáo dục v,v.