CRI : Năm nay là TQ thực thi chiến lược phát triển khu vực miền tây tròn 5 năm. Các ủy viên dự kỳ họp thường niên Chính hiệp TQ rất quan tâm chiến lược này và khẳng định đã thu được thành tựu tư lớn trong 5 năm qua, đồng thời cũng ghi nhận chiến lược phát triển miền tây không được buông lỏng mà cần phải tăng thêm cường độ, thúc đẩy phát triển vào chiều sâu.
Đầu năm 2000 Chính phủ Trung Quốc bắt đầu thực thi chiến lược phát triển khu vực miền tây, tăng nhanh sự phát triển của khu vực này. Trong 5 năm qua, Ngân sách trung ương cả thảy đầu từ hơn 460 tỷ ngân dân tệ cho vùng miền tây, tăng nhanh xây dựng cơ sở hạ tầng v.v của khu vực này, làm cho đông đảo nhân dân vùng miền tây được lợi, đời sống của cư dân thành thị và nông thôn không ngừng được nâng cao.
Bà Ngải Từ đến từ tỉnh Vân Nam là ủy viên chính hiệp duy nhất của dân độc Đơ-ang. Dân tộc Đơ-ang là một trong những dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, dân số chỉ hơn 10 nghìn, chủ yếu sinh sống trong Châu tự trị dân tộc Thái—dân tộc Cảnh Pha Đức Hồng Vân Nam. Do nơi sinh sống là vùng biên cương, vùng sâu vùng xa, nước sinh hoạt rất hiếm. Nhưng hiện nay tình hình này đã được cải thiện rất lớn. Bà Ngải Từ nói, sau khi thực thi chiến lược plhát triển miền tây, Nhà nước rất coi trọng phát triển của khu vực dân tộc thiểu số, đã xây dựng công trình thủy lợi cho các dân tộc thiểu số, dẫn nước máy tới tận từng nhà, giải quyết triệt để vấn đề nước sinh hoạt khó khăn của dân tộc Đơ-ang.
Để thúc đẩy kinh tế-xã hội khu vực miền tây phát triển, Chính phủ Trung Quốc đã thực thi một hoạt các dự án xây dựng lớn như dẫn khí đốt từ miền tây sang miền đông, tải điện từ miền tây sang miền đông v.v. Hiện nay những dự án này đã lần lược đi vào hoạt đ̣ông, mang lại hiệu quả kính tế khả quan cho khu vực miền tây. Nhà nước còn xây dựng các chính sách nâng đỡ sự phát triển của khu vực miền tây. Ủy biên A-đa-lai-ti đến từ Khu tự trị Uây-ua Tân Cương có thể hội sâu sắc. Ông nói, Chính phủ đã áp dụng nhiều biện pháp nâng đỡ Tân Cương phát triển. Chẳng hạn như đưa cán bộ Tân Cương tới nội địa học tập, cử cán bộ nội địa tới Tân Cương làm việc, các trường đại học-cao đẳng nội địa tuyển nhiều sinh viên Tân Cương, mở lợp riêng, tăng thêm cơ hội cho họ ra nước ngoài lưu học, đào tạo một số đông nhân tài xây dựng hiện đại hóa cho Tân Cương.
Chính phủ không những ra sức thúc đẩy phát triển khu vực miền tây mà các tổ chức dân gian Trung Quốc cũng tích cực tham gia. Năm 2002, ông Nhiệm Pháp Dung, ủy viên Chính hiệp, phó chủ tịch Hiệp hội đạo giáo Trung Quốc đã huy động được 1,5 triệu nhân dân tệ với danh nghĩa cá nhân và quyên góp cho thành phố Thiên Thủy Cam Túc vùng tây bắc xây dựng dự án thủy lợi.
Mặc dù chiến lược phát triển miền tây thực thi 5 năm qua đã thu được nhiều thành tựu, nhưng đằng sau của sự phát triển vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề và không hài hoà. Các ủy viên Chính hiệp nhất trí cho rằng là một chiến lược phát triển trường kỳ của Trung Quốc, chiến lược phát triển khu vực miền tây cần phải tiếp tục tiến hành.
|