Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-14 10:53:40    
Đại biểu Trần Kế Diên và một số kiến nghị của ba

cri
CRI: Tại kỳ họp thứ ba quốc hội Trung Quốc khóa 10 đang diễn ra ở Bắc Kinh , có một nữ đại biểu đến từ tỉnh Vân Nam TQ , bà có tên gọi là Trần Kế Diên . Một số kiến nghị về phát triển ngành giáo dục khu vực miền tây của bà đã nhận được sự quan tâm của quốc hội .

Bà Trần Kế Diên là giáo viên của Trường đại học dân tộc Vân Nam Trung Quốc , bà là hoa kiều từ Mi-an-ma về nước , làm công tác dạy học đã có khoảng hai mươi sáu , hai mươi bảy năm . Năm 2003 , bà được bầu là đại biểu quốc hội .

Tỉnh Vân Nam nằm trên cao nguyên miền tây nam Trung Quốc , tại một số vùng núi , do môi trường địa lý khắc nghiệt , kinh tế phát triển chậm chạp , thu nhập của quần chúng nhân dân tương đối thấp , học sinh phải đi học rất xa , còn một số con em thì không có điều kiện đi học bởi kinh tế gia đình khó khăn .

Tình hình này đã dẫn đến sự quan tâm của đại biểu Trần Kế Diên , qua cuộc điều tra trong thời gian dài , đến kỳ họp thường niên quốc hội năm ngoái , bà đã nêu ra ' Kiến nghị về thực hiện việc phổ cập giáo dục nghĩa vụ 9 năm tại khu vực miền tây ' , kiến nghị này đã được chấp nhận .

Bà Trần Kế Diên không những quan tâm tới giáo dục nghĩa vụ 9 năm của khu vực miền tây , đồng thời cũng quan tâm tới ngành giáo dục dân tộc cao đẳng của khu vực miền tây . Trường đại học dân tộc Vân Nam là cái nôi đào tạo nhân tài cho dân tộc thiểu số . Đại biểu Trần Kế Diên cũng từng nêu ra một kiến nghị trong kỳ họp quốc hội năm ngoái .

Bà nói , nếu muốn đưa giáo dục của Trường đại học dân tộc Vân Nam lên một bậc cao hơn , thì cần có điều kiện về các mặt .Trong đó bà mong Trường đại học dân tộc Vân Nam do Ủy ban dân tộc Nhà nước và chính quyền địa phương cùng xây dựng ."

Bà nói , hiện nay kiến nghị này đã được chấp nhận , đây là khởi điểm rất tốt , tin rằng điều này sẽ đóng vai trò rất tốt thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục dân tộc biên cương .

Năm nay , đại biểu Trần Kế Diên lại đưa ra kiến nghị mới : " tăng cường việc xây dựng , cố gắng làm tốt công tác đào tạo nhân tài cho khu mậu dịch tự do Trung Quốc ASEAN " . Bà nói : " Tỉnh Vân Nam nằm ở biên thùy phía tây nam Trung Quốc , tiếp giáp với Mi-an-ma , Lào và Việt Nam , là láng giềng với Thái Lan và Cam-pu-chia , vì vậy có thể nói , tỉnh Vân Nam là con đường lớn đưa Trung Quốc đi tới khu vực Đông Nam Á . Nhất là song song với ' Khu mậu dịch tự do Trung Quốc Asean ' được chính thức khởi động , ngày càng cần nhiều người biết nói tiếng của các nước Đông Nam Á ."

Đại biểu quốc hội Trần Kế Diên cho biết , tại Trường đại học dân tộc Vân Nam , có một Học viện văn hóa ngôn ngữ Đông Nam Á đậm đà mầu sắc . Năm ngoái , Học viện này đã được chính quyền tỉnh Vân Nam phê chuẩn là cơ sở đào tạo nhân tài về văn hóa ngôn ngữ Đông Nam Á . Nếu nhận được sự phê chuẩn của bộ giáo dục Trung Quốc , mở rộng quy mô dạy học , nâng cao chất lượng giảng dạy ,hoàn thiện mô thức đào tạo nhân tài , thì Trường này sẽ đóng vai trò to lớn về mặt thúc đẩy công tác đào tạo nhân tài ngôn ngữ của các nước khu vực ASEAN .