Theo Tân hoa xã: từ năm 1944 đến nay, công tác bảo tồn Đôn Hoàng ở Trung Quốc đã trải qua 3 thời kỳ là bảo vệ cổ vật, cứu vớt gia cố và bảo tổn một cách khoa học. Ông Lý Tối Hùng, phó giám đốc Viện nghiên cứu Đôn Hoàng cho biết, 3 thời kỳ này là 3 bước nhảy vọt của trong việc bảo tồn của Đôn Hoàng.
"Khi chúng tôi mới đến đây trước khu hang đá còn chăn bỏ thả cừu, các hang đá là những nơi qua đêm của dòng người đổ về đây đào vàng. Học đun nấu trong hang, chặt đốn cây bừa bãi. Trong hang cát chất thành đống, những bức bích họa bỉ tróc và rơi xuống đâu đâu cũng thấy. Khu hang đá không có người quản lý, không có người tu bổ, càng không có ai đến nghiên cứu, tuyên truyền, khiến cho khu này tiếp tục bị phá hoại bởi thiên nhiên và con người". Đó là lời của các ông Thường Thư Hồng...miêu tả về cảnh tượng ban đầu khi mới đến đây.
Ông Thường Thư Hồng là giám đốc Viện nghiên cứu nghệ thuật Đôn Hoàng Quốc lập trong ngày đầu thành lập, là người đặt nền móng cho việc bảo tồn và nghiên cứu Đôn Hoàng. Dưới sự lãnh đạo của ông, sự nghiệp bảo tồn Đôn Hoàng đã đất bước từ muôn vàn vết thương và hai bàn tay trắng. Do lúc đó là trước ngày Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, nên chịu sự hạn chế về sức người sức của, mãi tới năm 1949 những công việc bảo tồn trước đó mới cơ bản được trông nom.
Năm 1950, Nhà nước Trung Quốc đổi tên Viện nghiên cứu nghệ thuật Đôn Hoàng Quốc lập thành Viện viên cứu cổ vật Đôn Hoàng, và bắt đầu tiến hành bảo vệ và nghiên cứu đối với Đôn Hoàng, năm 1961 xác định Đôn Hoàng là đơn vị bảo tồn trọng điểm đớt đầu trong cả nước. Năm 1963, công trình gia cố hang Mạc Cao có qui mô lớn nhất trong lịch sử chính thức khởi công, thủ tướng Chu Ân Lai lúc đó đã đích thân phê duyệt cấp một triệu nhân dân tệ cho việc gia cố.
Ông Lý Tối Hùng nói, ngoài công trình giá cố qui mô đối với Hang Mạc Cao ra, từ thập niên 60 đến thập niên 80 của thế kỷ trước Trung Quốc còn tiến hành gia cố tu sửa đối với hơn 1250 mét vuông bích họa bị tróc, tu sửa đối với hơn 260 bức tượng nghiêng đổ và mục nát, tu sửa ngôi lầu 9 tầng-biểu tượng của hang Mạc Cao, gia cố đối với hang Tây thiên phật, một bộ phận cấu thành quan trọng của Hang đá Đôn Hoàng...
Ông nói, từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, rất nhiều công nghệ khoa học tân tiến được áp dụng vào các mặt bảo tồn hang đá, chẳng hạn như tiến hành điều tra về địa chất và môi trường hang đá, giám sát môi trường và đánh giá chất lượng, gia cố hang đá bằng công nghệ mới và vật liệu mới, phòng chống và cố định cát tổng hợp, áp dụng kỹ thuật số để lưu trữ dữ liệu của các thông tin trên bích họa, nghiên cứu khả năng tiếp đón du khách, áp dụng máy vi tính để xây dựng hồ sơ lưu trữ của các cổ vật trong hang cũng như việc tu sửa phục hồi...
Ông Phạn Cẩm Thi, giám đốc Viện nghiên cứu Đôn Hoàng nói, việc không ngừng áp dụng các công nghệ mới, vật liệu mới và biện pháp mới đã làm phong phú công nghệ và biện pháp bảo tồn đối với di sản Đôn Hoàng, làm thảy đổi hữu hiệu hiện trạng bảo tồn trong nội bộ và môi trường của các hang đá, khiến cho công tác bảo tồn di sản Đôn Hoàng từ việc bảo tồn cứu vớt ban đầu quá độ sang giai đoạn bảo tồn một cách khoa học. Hiệu quả của việc bảo tồn Đôn Hoàng được thể hiện ở nhiều mặt, trong đó nổi bật nhất là 3 nghìn mét vuông bích hoạ được tu sửa bảo vệ và trên 90 o/o diện tích cát được cố định. Song trước những thành tích này, người Đôn Hoàng cũng tỉnh táo nhận thấy rằng, di sản Đôn Hoàng có qui mô hoành tráng, nội dung phong phú, đối tưởng bảo tồn đặc biệt, nên nhiệm vụ bảo tồn sau này vẫn rất nặng nề.
|