Trong diễn văn, ông Cô-bai-đan nhấn mạnh: thế vận hội hiện đại phải như thế vận hội cổ đại, lấy đoàn kết, hoà bình và hữu nghị làm tôn chỉ, nhưng phải có sự phát triển và sáng tạo hơn thế vận hội cổ đại, phải hướng tới tất cả các nước, khu vực và dân tộc, và do các nước luân phiên tổ chức.
Đề nghị của ông Cô-bai-đan khiến thế vận hội hiện đại ngay từ đầu thì phá vỡ giới hạn dân tộc và quốc gia, mang tính quốc tế rõ rệt. Năm 1893, ông Cô-bai-đan triệu tập hội nghị phối hợp thể thao quộ́c tế tại Pa-ri, nhằm đoàn kết các nhân sĩ thể thao quốc tế, thảo luận vấn đề sáng lập thế vận hội. Năm 1894, ông đưa đề nghị của mình vào bức thư công khai gửi cho các câu lạc bộ thể thao nhiều nước, được sự ủng hộ của nhiều câu lạc bộ thể thao.
Do sự thúc đẩy của các yếu tố quốc tế và sự nỗ lực không ngừng của ông Cô-bai-đan, những công việc chuẩn bị sáng lập thế vận hội đã được hoàn thành. Từ ngày 16 đến ngày 24 tháng 6 năm 1894, theo kiến nghị của ông Cô-bai-đan, các đại biểu của 49 tổ chức thể thao đến từ 12 nước Mỹ, Anh, Nga, Thụy Sĩ, Tây Ban nha, Ý, Bỉ, Hà Lan, và Hy Lạp đã tham gia Đại hội thể thao quốc tế diễn ra tại Viện thần học Sorbonne Pa-ri.
Trong thời gian diễn ra đại hội, 21 nước lần lượt gửi thư bày tỏ sự ủng hộ và chúc mừng đại hội. Đại hội lần này thông qua nghị quyết thành lập Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế, và bầu 15 người trong 79 đại biểu chính thức làm ủy viên Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế khoá một. Đại hội còn quyết định do ủy viên Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế của nước đăng cai thế vận hội làm chủ tịch Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế.
Do thế vận hội lần thứ nhất được tổ chức tại A-ten thủ đô Hy Lạp năm 1896, cho nên ủy viên Hy Lạp Demetrius Vikelas đảm nhiệm chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế, ông Cô-bai-đan làm tổng thứ ký. Đại hội quyết định cứ 4 năm tổ chức một lần thế vận hội, thông qua nghị quyết về tuân theo "thể thao nghiệp dư". Đại hội còn quyết định các môn thi đấu của thế vận hội là điền kinh, thể thao trên nước, bơi lội, xuồng cai-ắc, thuyền buồm, đấu kiếm, đấu vật, quyền Anh, đua ngựa, bắn súng, thể thao v.v.
Ngày 6 đến 15 tháng 4 năm 1896, thế vận hội hiện đại lần thứ nhất đã tổ chức theo đúng thời gian dự kiến tại A-ten. Mặc dù thế vận hội lần này tổ chức được không hoàn thiện cho lắm, nhưng nó là cái mốc quan trọng của sự ra đời chính thức của phong trào thể thao Ô-lim-pích, có ý nghĩa kế thừa cái trước, mở mang cái mới. Phong trào thể thao Ô-lim-pích cuối cùng đã bước lên vũ đài lịch sử, mở ra một trang mới trong lịch sử văn minh của loài người.
|