Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-11 10:41:56    
Vì sao người Spác-ti không tham gia thi đấu quyền anh thế vận hội cổ đại

cri
Trong lịch sử thế vận hội cổ đại, người Spác-ti đoạt được nhiều chức vô địch nhất. Song, người Spác-ti dũng mãnh lại không bao giờ tham gia thi đấu quyền anh được coi là thể hiện được sức mạnh và khí chất nhất của người đàn ông, vì sao lại như vậy?

Ngày từ khoảng 900 năm trước công nguyên thi đấu quyền anh đã triển khai trong người Hy Lạp cổ đại. Nhưng mãi cho đến thế vận hội cổ đại lần thứ 23 năm 688 trước công nguyên, quyền anh mới được coi là môn thi đấu chính thức. Môn quyền anh không những yêu cầu người thi đấu cần có điều kiện thân thể tốt đẹp, mà cần có kỹ xảo rất cao.

Theo nói sở dĩ người Spác-ti không bao giờ tham gia thi đấu quyền anh bởi vì môn này cần định ra thắng thua mới chấm dứt thi đấu. Còn danh ngôn của người Spác-ti lại là không bao giờ chịu thua. Do họ không muốn mình rơi vào cảnh khó xử có thể buộc phải chịu thua, do đó, chính quyền bang thành Spác-ti ban hành pháp luật, không cho phép công dân bang thành mình ghi tên tham gia thi đấu quyền anh hoặc đánh lộn tại thế vận hội và các cuộc thi đấu khác.

Thi đấu quyền anh thế vận hội cổ đại cũng đã trở thành môn thi đấu duy nhất mà các dũng sĩ Spác-ti chưa bao giờ tham gia.

-Ai là trọng tài đầu tiên của thế vận hội cổ đại?

Bắt đầu từ thế vận hội cổ đại lần thứ nhất năm 776 trước công nguyên, người Hy Lạp đã đặt trọng tài trong thi đấu, nhưng vì chỉ có một môn chạy cự ly ngắn, nên chỉ có một trọng tài. Nhưng có ai ngờ rằng, trọng tài đầu tiên thế vận hội cổ đại lại do quốc vương tự đảm nhiệm, ông là quốc vương Ê-lít I-phi-tút.

Do nguyên nhân này, sau này trọng tài thế vận hội đều do người Ê-lít đảm nhiệm. Trong mấy khóa thế vận hội ban đầu, trọng tài đều do người gia tộc Ô-cơ-xy-lút nổi tiếng nhất Ê-lít đảm nhiệm. Sau này theo đà tăng lên của các môn thi đấu, trọng tài cũng dần dần tăng lên. Đến thế vận hội lần thứ 108 năm 348 trước công nguyên, chính thức có 10 trọng tài, nhân sự cũng mở rộng ra những quý tộc có danh tiếng của Ê-lít.

10 tháng trước khi bắt đầu mỗi lần thế vận hội, trọng tài cần đến Ê-lít tập huấn. Chủ yếu học tập quy tắc thi đấu và thường thức thể thao. Trọng tài không những phải làm công tác trọng tài trong thời gian thi đấu, mà còn phải phụ trách công tác tổ chức đại hội. Ngoài ra, trọng tài còn phụ trách một công tác quan trọng, đó tức là trước ngày khai mạc thế vận hội, ra lệnh "Đình chiến thiêng liêng" với các bang thành Hy Lạp .