Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-10 17:38:03    
Để nhân dân yên tâm tiêu dùng—đại biểi Khương Đức Minh đưa ra phương cách cho an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xin Hua
Theo Tân hoa xã: trước kia ở TQ bất kể tới đâu miễn là có sông ngòi khe suối đều có thể trông thấy cá tôm bơi lượn, nhưng hiện nay ngoài nuôi trồng thủy sản ra đã không còn trông thấy cảnh tượng trên nữa. Hiện nay mọi người có cảm giác Dưa chuột không thơm như trước nữa, Cà chua không chua ngọt nhơ trước nữa, đồ biển cũng không thơm ngon như trước nữa.

Những lời nói trên đây đã phản ánh một vấn đề đó là thực phẩm của con người ngày càng không yên tâm tiêu dùng. Những năm gần đây các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm như gạo độc, dầu độc, sữa kém phẩm chất...thường xuyên xảy ra. Tại hai kỳ họp Quốc hội và Chính hiệp TQ, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cũng trở thành một trong những tiêu điểm quan tâm của các đại biểu và ủy viên.

Ông Khương Đức Minh, đại biểu quốc hội, phó trưởng phòng phổ biến kỹ thuật nông nghiệp Huyện Tạ Dương tỉnh Giang Tô nhiều năm qua luôn quan tâm vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Năm nay ông đã trình một dự án kiên nghị xây dựng luật an toàn chất lượng nông sản phẩm. Ông nói với phóng viên rằng: hiện nay mối hiểm hoạ tiềm tàng của an toàn chất lượng hàng nông sản ngày càng nổi cộm, nhất là vấn đề dư lượng các chất có hại trong hàng nông phẩm, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và tính mạng của nhân dân cũng như sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường Quốc tế.

Vì vậy Khương Đức Minh đề ra kiến nghị 4 điểm, một là kiện toàn các pháp luật, pháp qui. Sự tụt hậu về mặt này đã khiến cho qui định mức phạt không thích ứng với trình độ đời sống kinh tế hiện nay. Mức tiền phạt là quá nhẹ so với mức lợi nhuận thu được của những kẻ làm ăn phi pháp, không thể đóng vai trò răn đe, bởi vậy nhà nước cần sớm xây dựng và ban hành một bộ luật về an toàn chất lượng hàng nông sản, từng bước kiện toàn và hoàn thiện một loạt các pháp qui liên quan.

Đối với những kẻ làm ăn phi pháp cần phải tăng thêm cường độ trừng trị, đè bẹp khí thế hung hăng của chúng. Hai là tăng cường truyên truyền hướng dẫn trong xã hội. Bảo gồm tăng cường ý thức an toàn thực phẩm của nhân dân, tăng cường chỉ đạo kỹ thuật đối với người sản xuất. Ba là ngăn chặn từ đầu nguồn, tăng cường giám sát và bảo vệ môi trường sản xuất hàng nông sản cũng như giám sát và quản lý những chất dùng trong nông nghiệp. Bốn là coi trọng việc giám sát và quản lý thị trường, xây dựng cơ chế điều phối an toàn thực phẩm hữu hiệu, suôn sẻ lực lượng hành pháp, thiết thực giải quyết vấn đề của ai người ấy làm, thi hành luật pháp chồng chéo, trùng lặp. Phải kiên quyết ngăn chặn những hàng nổng sản độc hại thâm nhập vào thị trường, nhất luật tiêu hủy những hàng nông sản không phù hợp tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.