Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-08 17:33:27    
Nguồn gốc văn minh TQ: Sự xuất hiện thành thị

cri
Xây dựng thành thị thời cổ là một phần quan trọng của văn minh TQ, điều tra rõ ngọn nguồn hình thành của nó, hiểu rõ mạch lạc phát triển của nó, luôn là hướng nỗ lực của những người làm công tác khảo cổ TQ.

Một nơi bắt nguồn nền văn minh có được gọi là thành thị hay không, phải xem nó đủ bốn yếu tố lớn là khu dân cư cố định, công trình phòng thủ cùng phường thủ công nghiệp và chợ thương mại hay không. Năm 2002, di chỉ bộ lạc nguyên thuỷ Lăng Gia Than (Bãi nhà họ Lăng) khai quật ở tỉnh An Huy, miền trung TQ chứng tỏ, ngay từ 5500 năm trước TQ đã xuất hiện thành thị. Lăng Gia Than hiện là đất trồng mùa màng ngày xưa là một thành thị phồn thịnh, tấp nập. Lăng Gia Than diện tích 1.6 triệu mét vuông, có các kiến trúc tiêu chí như cung điện, miếu thần cũng như nhà cửa, bãi tha ma bố cục chỉnh tề, lại có hào sâu bảo vệ thành, phường thủ công nghiệp, chợ và nhiều đồ cúng tế, chứng tỏ ngành nuôi trồng, ngành chăn nuôi gia súc, thủ công nghiệp lúc đó đã bước đầu hình thành quy mô. Trước đó, thành thị sớm nhất của TQ tại làng Đan Thổ huyện Ngũ Liên thành phố Nhật Chiếu tỉnh Sơn Đông, cách nay hơn 4 nghìn năm.

Những người làm công tác khảo cổ phát hiện, Lăng Gia Than đại để chia làm ba khu vực. Khu vực thứ nhất là khu cư trú, khu nhà của các thành viên bộ lạc bình thường, khu thứ hai là quảng trường đất gốm đỏ rộng 3 nghìn mét vuông, nơi đây là khu cung điện của thủ lĩnh bộ lạc và nơi hội họp, cúng lễ, thao diễn của bộ lạc. Khu thứ ba là khu mồ táng lớn, các đồ chôn theo có các loại ngọc, đồ đá, đồ gốm.

Thời kỳ nhà Thương, nhà Chu TQ hơn 2 nghìn năm trước công nguyên bắt đầu xuất hiện hoạt động xây dựng qua mô thành ấp. Ân Khư phát hiện tại An Dương Hà Nam TQ vào đầu thế kỷ trước, là di chỉ đô thành hậu kỳ nhà Thương, trên di chỉ có khu cung điện, khu cư dân, khu thủ công nghiệp và khu mồ táng ranh giới rõ ràng, cũng như công trình phòng thủ như sông hộ thành v.v, chứng tỏ đô thành nhà Thương lúc đó đã là thành thị khá phát triển. Năm 1983 phát hiện di chỉ thành thời kỳ đầu đời nhà Thương phát hiện tại Thi Hương Câu Yển Sư Hà Nam TQ, diện tích rộng 2 triệu mét vuông, trong thành có di chỉ cung điện khá lớn. Năm 1999 những người làm công tác khảo cổ TQ lại phát hiện thành nhà Thương Hoàn Bắc, đô thành đời nhà Thương thứ tư ở tỉnh Hà Nam, nó là di chỉ kiến trúc đơn thể đời nhà Thương quy mô nhất phát hiện từ trước đến nay.

Năm 212 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất TQ, chia TQ thành hơn 40 quận, hơn 1 nghìn huyện, việc xây dựng thành thị TQ được phát triển hơn nữa. Hiện nay nhiều thành thị TQ đều đã được phát triển trên cơ sở nơi sở tại quận, huyện ngày xưa, hơn nữa vẫn còn dùng tên gọi ngày xưa .