Các dân tộc thiểu số vốn cư trú ở Đài Loan có tên chung là "Dân tộc Cao Sơn". Tên này được đặt sau khi Trung Quốc giành được thắng lợi trong cuộc chiến tranh chống Nhật năm 1945. Tính đến năm 1990, dân tộc Cao Sơn có khoảng 400 nghìn dân.
Dân tộc Cao Sơn có tiếng nói của mình. Trong nội bộ dân tộc Cao Sơn có các thứ tiếng nói khác nhau, vì trong dân tộc Cao Sơn có hơn 10 nhóm người như nhóm người A Mỹ, nhóm người Thái Nhã, nhóm người Bài Loan và nhóm người Bố Nông v,v. Nhưng dân tộc Cao Sơn không có chữ viết.
Đa số đồng bào dân tộc Cao Sơn làm nghề nông, số ít làm nghề đánh cá, săn bắn. Đồng bào dân tộc Cao Sơn giỏi về những nghề thủ công như điêu khắc và đan lát.
Điều kiêng kỵ: Phụ nữ có mang không được dùng dao và rìu, không được ăn thịt khỉ, mèo rừng, tê tê và quả liền cành; đàn ông không được tuỳ ý sờ máy dệt của phụ nữ.
Thói quen ăn uống ngày thường: Dân tộc Cao Sơn coi ngũ cốc và các loại khoai là thức ăn chính. Khi chế biến thức ăn chính, đa số đồng bào dân tộc Cao Sơn thường nấu gạo thành cơm, hoặc hấp gạo nếp, bột ngô thành bánh ngọt và bánh dày. Dân tộc Cao Sơn thích ăn gừng, một số trực tiếp ăn gừng chấm muối, một số làm gừng ướp muối và ớt. Dân tộc Cao Sơn chủ yếu ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gà, đồng bào ở rất nhiều khu vực còn ăn cá và thịt loài thú mình bắn được. Dân tộc Cao Sơn dùng mấy biện pháp như ướp muối, phơi khô và sấy khô để cất giữ thực phẩm. Họ coi thịt lợn và cá được ướp muối 1-2 năm là món ăn ngon nhất. Trước kia đồng bào dân tộc Cao Sơn không uống nước sôi, cũng không có thói quen uống chè. Nhóm người Thái Nhã thích uống nước lã ngâm gừng và ớt. Nghe nói nước uống này có công dụng chữa bệnh đau bụng. Trước kia, khi chủ yếu làm nghề săn bắn trong rừng, dân tộc Cao Sơn có thói quen uống tiết thú. Dù nam hay nữ, đồng bào dân tộc Cao Sơn đều thích uống rượu, và chủ yếu uống rượu nhà mình tự cất như rượu gạo, rượu kê và rượu khoai.
Thói quen ăn uống trong lễ tết và lễ cúng tế: Đồng bào dân tộc Cao Sơn tính cách phóng khoáng, nhiệt tình hiếu khách. Khi ăn tết hoặc chào mừng những chuyện vui, họ luôn tổ chức tiệc thết khách và liên hoan ca múa. Mỗi khi ăn tết, họ mổ lợn, mổ bò, làm tiệc rượu. Bánh ngọt và bánh dày chế biến từ các loại gạo nếp là thực phẩm thết khách tiêu biểu nhất của dân tộc Cao Sơn. Bánh ngọt và bánh dày không những được coi là điểm tâm trong ngày tết, mà còn được coi là đồ cúng trong lễ tế. Đồng bào dân tộc Cao Sơn cũng dùng gạo nếp nấu thành xôi để chiêu đãi khách khứa. Các nhóm người của dân tộc Cao Sơn có rất nhiều hoạt động cúng tế như lễ tế tổ tiên, lễ tế thần ngũ cốc, lễ tế thần núi, lễ tế thần người săn, lễ tế đám cưới và lễ tế được mùa v,v. Dân tộc Cao Sơn luôn tổ chức đám cưới và tiệc thết khách rất quy mô, nhất là phải chuẩn bị nhiều rượu, mọi người tham gia đều phải uống nhiều, và họ có tập tục không say không về.
Dân tộc Cao Sơn là tên chung của các dân tộc thiểu số sống ở Đài Loan, bao gồm hơn 10 nhóm người như nhóm người Bố Nông, nhóm người Lỗ Khải, nhóm người Bài Loan, nhóm người Ty Nam, nhóm người Thiệu, nhóm người Thái Nhã, nhóm người Nhã Mỹ, nhóm người Tào, nhóm người A Mỹ, nhóm người Trại Hạ v,v.
Nhóm người Bố Nông có trên 30 nghìn dân, vẫn ở xã hội với chế độ thị tộc phụ quyền. Sau khi lấy nhau, thê tòng phu, tử tòng phụ, và đàn bà có địa vị nhất định trong nhà.
Nhóm người Lỗ Khải có hơn 6300 dân. Tiếng nói và văn hóa của nhóm người Lỗ Khải chịu ảnh hưởng nhiều của nhóm người Bố Nông.
Nhóm người Bài Loan có hơn 55 nghìn dân, chia tầng lớp bình dân và quý tộc. Con cả trong nhà kế thừa quyền lực. Họ có ngành thủ công tương đối phát triển.
Nhóm người Ty Nam có khoảng 7000 dân. Quyền lực gia tộc do con gái cả kế thừa, trong nhà thực thi chế độ mẫu quyền.
Nhóm người Thiệu là một trong những nhóm trong dân tộc Cao Sơn. Một số người cho rằng nhóm người Thiệu là một phần của nhóm người Tào, một số người cho rằng nhóm người Thiệu là một phần của nhóm người Bố Nông, nhưng vì tiếng nói và phong tục tập quán của họ có đặc điểm riêng của mình, nên đa số chuyên gia vẫn coi họ là nhóm người độc lập.
Nhóm người Thái Nhã có hơn 64 nghìn dân, chiếm 23,5% tổng dân số của dân tộc Cao Sơn, là nhóm người lớn thứ hai trong dân tộc Cao Sơn. Nhóm người Thái Nhã có phong tục săm mặt và săm mình. Đàn ông giỏi về săn bắn, đàn bà giỏi về dệt vải, sau khi lấy nhau thê tòng phu.
Nhóm người Nhã Mỹ có 2500 dân, là dân tộc chỉ làm nghề đánh cá và săn bắn duy nhất trong dân tộc Cao Sơn.
Nhóm người Tào có hơn 3000 dân, trong nội bộ nhóm người, tử tòng phụ, thê tòng phu, mấy thế hệ thường ở chung.
Nhóm người A Mỹ có khoảng 120 nghìn dân, là nhóm người có dân số đông nhất trong dân tộc Cao Sơn.
Nhóm người Trại Hạ là một trong những nhóm của dân tộc Cao Sơn. Nhóm người Trại Hạ có khoảng 1075 dân, là nhóm người có dân số ít nhất.
|