Vài nét về Đài phát thanh quốc tế Trung QuốcBan tiếng Việt Nam

Dự Báo Thời Tiết
China Radio International
Thời sự Trung Quốc 
Thời sự Quốc Tế 
  Đời sống kinh tế 
  Đời sống xã hội 
  Hộp thư Ngọc Ánh

Khoa học-Đời sống

Thế giới phụ nữ

Vườn văn hóa

Câu chuyện cuối tuần

Truyện thành ngữ Trung Quốc
(GMT+08:00) 2005-03-03 15:49:50    
Sự ra đời của phong trào thể thao Ô-lim-pích hiện đại-3

cri
Nhà giáo dục nổi tiếng Anh Lốc-cơ đã chia giáo dục thành 3 bộ phận là đức dục, trí dục, thể dục trong hệ thống "giáo dục thân sĩ " của mình, nêu rõ thể dục là cơ sở của mọi giáo dục, làm cho thể dục chính thức trở thành bộ phận không thể thiếu và độc lập trong giáo dục nhà trường. Nhà tư tưởng Pháp Râu-xơ đã trình bày lý tưởng giáo dục chủ nghĩa tự nhiên trong "Aimier" của mình. Ông yêu cầu giáo dục và thể dục cần phải phối hợp chặt chẽ, chủ trương giáo dục thể dục theo quy tắc thiên nhiên và tổ chức hoạt động thể thao theo đặc điểm khác nhau ở các độ tuổi của trẻ em cũng như hứng thú và sở thích của chúng, nhằm đào tạo nhân tài có "sức khoẻ cả về thân thể và tâm lý".

Sau thế kỷ 19, Anh bắt đầu tiến hành hàng loạt cải cách giáo dục, trong đó thành công nhất là cuộc cải cách tại Trường công lập Rugby của nhà giáo dục Anh Ác-nôn. Ông sáng lập chế độ "thi đấu thể thao" nhằm phát huy đầy đủ giá trị tập luyện và chức năng giáo dục của thi đấu thể thao. Thông qua cuộc cải cách này, học sinh Trường công lập Rugby bừng bừng sức sống trên sân vận động, không những rèn luyện nên những tấm thân khoẻ khoắn, mà còn bồi dưỡng tư tưởng đạo đức cạnh tranh công bằng, đoàn kết hữu nghị, tuân thủ quy tắc, dũng cảm ngoan cường, làm cho kỷ luật và phong cách nhà trường thay đổi to lớn. Cuộc cải cách của ông Ác-nôn đã xác lập vững chắc địa vị của thể thao trong giáo dục, cũng như giá trị giáo dục và giá trị xã hội của hoạt động thi đấu thể thao, tạo mảnh đất thích hợp cho phong trào thể thao Ô-lim-pích phát triển.

Ba là công việc khai quật di chỉ Thế vận hội Ô-lim-pích cổ đại đã khuyến khích mọi người hướng tới thể thao Ô-lim-pích. Trong phong trào phục hưng văn nghệ giữa thế kỷ 14 đến 16, giai cấp tư sản mới châu Âu nhiệt liệt ca ngợi tinh thần thể thao cổ Hy Lạp, khiến mọi người nhớ đến Thế vận hội cổ Hy Lạp đã phai mờ từ lâu. di chỉ Thế vận hội Ô-lim-pích cổ đại gợi lên những khát vọng. Nhiều học giả Anh, Pháp, Đức muốn đến Hy Lạp để tìm di chỉ Thế vận hội Ô-lim-pích cổ đại, nhưng do người Thổ Nhĩ Kỳ phong toả, cho nên nguyện vọng này chưa được thực hiện.

1  2