Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc được thành lập trước ngày Nước Trung Hoa mới ra đời. Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc đã họp hội nghị toàn thể khóa 1 từ ngày 21-30 tháng 9-1949. Có 662 đại biểu tham dự hội nghị, bao gồm đại diện và nhân sĩ được mời đặc biệt thuộc 46 đơn vị như Đảng Cộng sản TQ, các đảng phái dân chủ, các khu vực, Quân giải phóng Nhân dân, các dân tộc thiểu số, Hoa kiều ở nước ngoài, các nhân sĩ giới tôn giáo ...có tính đại diễn hết sức rộng rãi.
Kỳ họp thứ nhất Chính hiệp Nhân dân đã tạm quyền thi hành các quyền hạn của Quốc hội, đại diện cho ý chí của Nhân dân cả nước tuyên bố thành lập Nước cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; thông qua "Cương lĩnh chung Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc" mang tính chất hiến pháp lâm thời cũng như "Luật tổ chức Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân TQ", "Luật tổ chức Chính phủ Nhân dân Trung ương Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa"; quyết định Bắc Kinh là thủ đô, cờ đỏ 5 sao là Quốc kỳ của Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cũng như "Hành khúc quân nghĩa dũng" là quốc ca, lấy dương lịch làm kỷ niên của TQ; bầu ra chủ tịch, phó chủ tịch và ủy viên của Chính phủ Nhân dân Trung ương, bầu ra Ủy ban toàn quốc khóa một Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân Trung Quốc.
Trong 5 năm đầu thành lập nhà nước, Hội nghị Chính trị hiệp thương Nhân dân đã đóng vai trò quan trọng trong việc đoàn kết nhân dân các dân tộc cả nước, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, khôi phục và phát triển kinh tế quốc dân, thi hành cải cách xã hội, phát triển mặt trận thống nhất.
Thán 9-1945, Quốc hội khóa I họp kỳ họp thứ nhất, thông qua "Hiến pháp Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa". Tháng 12 cùng năm kỳ họp thứ nhất Ủy ban toàn Hội nghị Chính trị hiệp thương khóa 2 đã xây dựng "Điều lệ của Hội nghị Chính trị hiệp thương nhân dân TQ". Điều lệ tuyên bố "Cương lĩnh chung" được thay bằng Hiến pháp; việc tạm quyền thi hành quyền hạn quốc hội của Hội nghị toàn thể Chính trị hiệp thương nhân dân kết thúc. Nhưng là một tổ chức mặt trận thống nhất, Chính hiệp sẽ tiếp tục tồn tại và phát huy vai trò. Trong hơn 10 năm từ 1955—1966, Chính hiệp khóa 2, khóa 3 và chính hiệp các cấp địa phương đều đã đóng vai trò quan trọng trong các mặt đoàn kết nhân dân các dân tộc và lực lượng yêu nước các tầng lớp, làm sống động đời sống chính trị nhà nước, nêu cao dân chủ nhân dân, phát triển mặt trận thống nhất dân chủ nhân dân cũng như điều động mọi nhân tố tích cực phục vụ cho công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Tháng 12-1978, sau Hội nghị trung ương 3 khóa 11 của Đảng cộng sản Trung Quốc, TQ đã bước vào thời kỳ phát triển mới, Chính hiệp nhân dân cũng bước vào thời kỳ phát triển mới.
Hiến pháp Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa qui định: chế độ hợp tác đa đảng và Chính trị hiệp thương dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản TQ sẽ trường kỳ tồn tại và phát triển. Là hình thức tổ chức quan trọng thực hiện chế độ cơ bản này, Chính hiệp Nhân dân sẽ phát huy vai trò quan trọng hơn nữa trong đời sống chính trị nhà nước, trong đời sống xã hội và hoạt động hữu nghị đối ngoại, trong xây dựng hiện đại hóa, giữ gìn thống nhất đất nước cũng như tăng cường khối đoàn kết các dân tộc.
|