Hội nghị quốc tế về vấn đề Trung Đông nhằm bàn về công cuộc cải cách của Pa-le-xtin dự định tiến hành tại thủ đô Anh Luân Đôn ngày 1-3. Trọng tâm của hội nghị này là thảo luận vấn đề cải cách của Pa-le-xtin trong lĩnh vự chính trị và an ninh cũng như vấn đề viện trợ quốc tế đối với Pa-le-xtin. Chủ tịch cơ quan quyền lực dân tộc Pa-le-xtin Áp-bát, tổng thư ký Liên Hợp Quốc An-nan, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Rai-sơ và đại diện Nga, Liên minh châu Âu và các nước A-rập sẽ dự hội nghị. Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Đới Bính Quốc dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc tham gia hội nghị. I-xra-en từ chối tham gia hội nghị lần này.
Dư luận rộng rãi có thái độ lạc quan đối với hội nghị này, cho rằng phía Pa-le-xtin và các bên trong cộng đồng quốc tế đều có thái độ tích cực hiếm thấy.
Trước tiên, trước thềm hội nghị, sau cơn sóng gió thành lập chính phủ thì cuối cùng nước này đã thành lập được chính phủ mới. Chính phủ mới đã loại trừ một số thân tín của A-ra-phát cựu lãnh đạo Pa-le-xtin cũng như những quan chức tham nhũng khác, thay vào đó là những nhân sĩ chuyên nghiệp có uy tín. Cộng đồng quốc tế coi bước đi này là khởi đầu mới của công cuộc cải cách của Pa-le-xtin, đồng thời cũng tăng thêm sứa mạnh cho ông Áp-bát yêu cầu cộng đồng quốc tế gây sức ép với I-xra-en trên hội nghị Luân Đôn, và ông có nhiều lý do để tranh thủ càng nhiều viện trợ quốc tế.
Thứ hai, Mỹ cũng đã nhận thấy rằng nếu không giảiquyết vấn đề Pa-le-xtin và I-xra-en thì kế hoạch đạidân chủ Trung Đông sẽ khó triển khai, cho nên bước vào nhiệm kỳ thứ hai tổng thống Bu-sơ đã tăng cường đầu tư ngoại giao vào mặt này. Đầu tháng hai, với tư cách bộ trưởng ngoại giao mới của Mỹ, trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình bà Rai-sơ đã đến thăm Pa-le-xtin và I-xra-en, nhằm phát ra thông điệp mong muốn tiến trình hoà bình Pa-le-xtin và I-xra-en có bước đột phá. Lần này, Tổng thống Bu-sơ lại cử bà Rai-sơ tham gia hội nghị này. Các nhà phân tích cho rằng, rõ ràng Mỹ đã bắt đầu nhìn thẳng vào yêu cầu hợp lý của Pa-le-xtin, và bắt đầu có sự điều chỉnh về lập trường một mực bênh vực I-xra-en trước kia.
Thứ ba, từ khi ông A-ra-phát từ trân tháng 11 năm ngoái đến nay, tiến trình hoà bình Trung Đông lâm vào bế tắc đã loé lên tia hy vọng mới. Cộng đồng quốc tế bày tỏ thái độ hoan nghênh việc này, đồng thời nỗ lực phát huy vai trò của mình trong việc thúc đẩy Pa-le-xtin và I-xra-en nối lại đàm phán hoà bình. Đây cũng là lý do Anh đưa ra đề nghị tổ chức hội nghị Luân đôn lần này
Tuy những nhân tố tích cực nói trên đã đặt cơ sở lạc quan cho hội nghị lần này, nhưng cam kết và hiệp định liên quan có khả năng đạt được tại hội nghị này có thực sự thực hiện được hay không, bây giờ còn rất khó nói. Hội nghị Luân đôn chỉ là bước đầu tiên cho hoà bình lâu dài ở Trung Đông, chỉ là một bước khởi đầu, còn việc hồi phục việc thực hiện lộ trình hoà bình và giải quyết vấn đề thông qua đàm phán, còn có đoạn đường dài đằng đẵng phía trước.
|